Loay hoay tìm nguồn cung ứng vắc-xin
Nghiêm cấm tiêm vắc-xin cho trẻ tại nhà | |
Tiêm nhầm vắc-xin DPT cho 31 phụ nữ mang thai | |
Việt Nam sản xuất thành công vắc-xin ngừa tiêu chảy |
Việt Nam đang bị động nguồn vắc-xin Pentaxim
Ông Trương Quốc Cường – Cục trưởng Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết: “Trên thế giới hiện có ba nhà cung ứng vắc-xin là: Nhật Bản, GSK của Bỉ, Sanofi của Pháp. Riêng Nhật Bản, tôi đã sang trực tiếp ba lần để làm việc, nhưng nước này quyết tâm không xuất khẩu mà chỉ sản xuất vắc-xin đủ cung cấp cho đất nước họ. Như vậy chỉ còn lại có hai nhà cung cấp là GSK và Sanofi”.
Theo ông Cường, do Việt Nam đang phải phụ thuộc vào nguồn vắc-xin bên ngoài, nên khi gặp vấn đề về cung ứng là chúng ta lâm vào cảnh khó khăn. Bộ Y tế khẳng định đã cố gắng hết sức để đi tìm nguồn cung ứng vắc-xin thay thế, nhưng đều nhận được câu trả lời là không. Hiện nay, trên thế giới không chỉ có Việt Nam thiếu vắc-xin, mà ngay cả Pháp cũng bị thiếu, nhưng họ “linh hoạt” trong xử lý, không nặng nề như Việt Nam là phải dùng vắc-xin này mà không được thế bằng vắc-xin cũng có thành phần, nhưng là tên gọi khác. Do đó, Bộ Y tế khẳng định đến thời điểm này vẫn khan hiếm vắc-xin.
Các phụ huynh cần bình tĩnh trong việc sử dụng dịch vụ tiêm vắc-xin. |
Để xử lý vấn để khan hiếm nguồn vắc-xin, Bộ Y tế đã tiến hành tiêm vắc-xin thử nghiệm tại Thái Bình loại vắc-xin “6 trong 1” cũng có thành phần vắc-xin ho gà vô bào cho 354 trẻ từ 61 ngày tuổi đến 91 ngày tuổi và đã tiêm xong 3 mũi cơ bản. Đến tháng 2.2016 sẽ xong số còn lại. Theo nguyên tắc, sau 28 ngày sẽ kiểm tra hiệu giá kháng thể, nếu được hội đồng Y đức chấp nhận trên cơ sở khoa học, thì có thể nghiệm thu giữa kỳ vào tháng 6.2016, nhưng nếu chưa đạt yêu cầu thì phải chờ đến tháng 2.2017 mới tiêm tiếp mũi thứ tư nhắc lại và lại tiếp tục theo dõi. Nhưng đó là việc của tương lai, còn việc hiện nay chúng ta đang khan hiếm vắc-xin là có thực.
“Bùng phát dịch là khó tránh khỏi”
Việc người dân chưa “mặn mà” với vắc-xin trong Chương trình tiêm chung mở rộng (TCMR) mà đổ xô đi tìm nguồn vắc-xin dịch vụ bằng mọi cách, đã dẫn đến những hệ lụy khó lường. Đây không phải là lo lắng của riêng ngành y tế hiện nay, mà là nỗi lo chung của toàn xã hội. Theo ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), một số trường hợp chưa đi tiêm chủng mà không bị mắc bệnh là nhờ độ bao phủ rộng của Chương trình TCMR quốc gia đã tạo nên bức tường thành vững chãi ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên, nếu người dân vì thế mà chủ quan, không đi tiêm đầy đủ, tích lũy dân số không tiêm chủng đến một mức độ nhất định, sẽ dẫn đến tình huống dịch bệnh bất ngờ xảy ra và lây lan nhanh, khó kiểm soát. Chúng ta đã chứng kiến dịch sởi bùng phát vào năm 2013-2014; dịch bạch hầu ở Quảng Nam, ho gà tại Hà Nội trong năm 2015. Đó là những bài học đáng nhớ mà người dân cần lưu tâm.
Bên cạnh đó, ông Phu cũng cho rằng, Bộ Y tế tuyệt đối cấm việc buôn bán vắc-xin ngoài thị trường và đồng thời khuyến cáo người dân không nên tự mua, tự tiêm vắc-xin xách tay. Vắc-xin không đảm bảo chất lượng, không được bảo quản đúng quy trình, đúng nhiệt độ rất dễ xảy ra phản ứng nguy hiểm cho cơ thể. Những vắc-xin “xách tay” không chắc chắn được kiểm định về chất lượng hay không, người tiêm cũng có thể không có kỹ thuật, không đủ các phương tiện cấp cứu nếu xảy ra phản ứng. Như thế, việc quyết định tiêm bên ngoài, qua “cò”, với hàng xách tay không rõ nguồn gốc chẳng khác nào phụ huynh đang “gửi trứng cho ác” với những nguy cơ, hiểm họa khôn lường.
Mỗi năm, nước ta có khoảng 1,6 - 1,7 triệu trẻ em được tiêm chủng 3 mũi vắc-xin Quinvaxem, tương đương với khoảng 5 triệu mũi tiêm. Tỉ lệ tiêm vắc-xin Quinvaxem trong Chương trình TCMR trong năm 2014 đã đạt trên 95% ở trẻ em dưới 1 tuổi. Như vậy, đại đa số người dân vẫn tin tưởng khi cho con đi tiêm chủng trong Chương trình TCMR.
Theo ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), một số trường hợp chưa đi tiêm chủng mà không bị mắc bệnh là nhờ độ bao phủ rộng của Chương trình TCMR quốc gia đã tạo nên bức tường thành vững chãi ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. |
Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Quinvaxem đã được khẳng định qua các con số mắc ho gà, bạch hầu giảm sau thời gian triển khai tiêm loại vắc-xin này. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, cũng như vắc-xin nhập khẩu khác, khi vào Việt Nam, vắc-xin Quinvaxem đã hoàn tất các thủ tục đăng ký lưu hành và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và WHO. Từng lô vắc-xin Quinvaxem khi nhập vào Việt Nam đều phải được Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và Sinh phẩm y tế kiểm định, đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin Quinvaxem cũng như tính an toàn của vắc-xin đã được WHO xác nhận. Tuy nhiên, cũng như các thuốc hay các loại vắc-xin khác, khi tiêm chủng đều có thể xảy ra các phản ứng thông thường như: Sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc... Các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày. Hiếm gặp các phản ứng nặng như: Co giật kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm (tỉ lệ là dưới 1/100 liều sử dụng); giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng xảy ra trong vòng 48 giờ (tỉ lệ là 1-2/11.000 liều); sốc phản vệ có thể xảy ra (tỉ lệ 20/1 triệu liều).
“Vắc-xin trong Chương trình TCMR hay vắc-xin dịch vụ trước khi sử dụng cho trẻ em đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành; được kiểm định an toàn và chất lượng chặt chẽ. Chất lượng vắc-xin sử dụng trong TCMR không hề thua kém các vắc-xin dịch vụ” - ông Phu khẳng định.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38