Lao động tại Ả-rập Xê-út mòn mỏi ngóng chờ người thân
Không ai có thể can thiệp | |
Vẫn mòn mỏi ngóng chờ người thân |
Theo phản ánh, NLĐ bị chủ sử dụng lao động nợ lương, bỏ đói, có hành vi bạo lực, xâm hại… nên phải bỏ ra ngoài và không biết ngày nào mới được hồi hương. Điều đáng nói, người nhà của NLĐ đã nhiều lần kiến nghị sự việc với công ty đưa người đi xuất khẩu lao động, nhưng không nhận được sự giúp đỡ thỏa đáng, khiến họ rất hoang mang, lo lắng cho người thân của mình. Với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình, nhiều phụ nữ ở nông thôn tìm cách thoát nghèo qua con đường xuất khẩu làm GVGĐ. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng trong công việc, nhưng một số NLĐ đã phải nhận kết quả không như mong muốn.
Chị Huyền gầy đi nhiều sau thời gian ngắn làm việc ở Ả-rập Xê-út. |
Bà Lê Thị Châu (trú tại phường Bến Thủy, TP.Vinh, Nghệ An) phản ánh, con gái bà là chị Phạm Thị Thanh Huyền đi xuất khẩu lao động sang Ả rập Xê út thông qua đơn vị môi giới lao động là Công ty CP SIMCO Sông Đà. Sau khi sang Ả-rập Xê-út, chị Huyền làm việc chăm chỉ với mong muốn có tiền gửi về giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn và nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, cách đây vài tháng, chủ sử dụng lao động không những không trả lương cho chị (nợ gần 3 tháng) mà còn chửi mắng, đánh đập chị. Chị Huyền phải sống trong tình cảnh bị giam lỏng, ăn uống kham khổ khiến cơ thể suy nhược. Trong những tin nhắn qua lại giữa gia đình và chị Huyền còn thể hiện, trong thời gian ở lại trung tâm môi giới lao động bên Ả-rập Xê-út, chị Huyền còn bị một số người đe dọa tinh thần, gạ gẫm đòi quan hệ tình dục.
Đầu tháng 7.2016, bà Châu đã viết đơn kêu cứu gửi Công ty CP SIMCO Sông Đà. Ngày 15.7, sau khi gia đình chị Huyền làm việc với đại diện Công ty CP SIMCO Sông Đà cùng cộng tác viên Phòng Lãnh sự bảo hộ công dân Việt Nam tại Ả-rập Xê-út, ông Nguyễn Thiện Mỹ - Phó Tổng giám đốc Công ty CP SIMCO Sông Đà đã ký bản cam kết với nội dung: “Công ty cam kết tìm mọi biện pháp giải quyết sự việc theo quy định hiện hành cũng như nội dung của hợp đồng lao động ký giữa công ty và NLĐ. Trong thời gian chờ xử lý giải quyết, công ty sẽ thường xuyên liên hệ với đại diện của công ty tại Ả-rập Xê-út để làm việc với công ty môi giới nhằm đảm bảo lao động Phạm Thị Thanh Huyền không bị cưỡng ép làm việc khi chưa có sự đồng ý của lao động và bảo vệ lao động không bị quấy rối tình dục, lao động được cung cấp ăn, uống đầy đủ cũng như các quyền lợi khác theo quy định”. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chị Huyền vẫn chưa được về nước…
Ảnh minh họa. |
Anh Phạm Văn Khánh (ở thôn Phú Vinh, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, Thái Bình) cũng phản ánh, từ giữa tháng 7.2016 đến nay không có thông tin về mẹ là bà Bùi Thị Nhật (1965), đang làm nghề giúp việc gia đình (GVGĐ) tại Ả-rập Xê-út. Anh Khánh cho biết, trước khi mẹ anh đi, mặc dù các thành viên trong gia đình đã có ý kiến là đi làm nghề GVGĐ sẽ rất vất vả bởi khí hậu khắc nghiệt, thời gian làm việc dài (10-12 tiếng/ngày), ăn uống không hợp khẩu vị… nhưng bà Nhật vẫn nhất tâm đi mong kiếm tiền cải thiện kinh tế gia đình. Qua môi giới, bà Nhật đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác, Chi nhánh Hùng Vương, Trung tâm đào tạo GTS Group để đi Ả-rập Xê-út. Ngày 7.5.2016, bà Nhật xuất cảnh. Sau 2 tháng làm việc bên xứ người, bà Nhật gọi điện về thông tin với người nhà là bị chủ nợ lương, bị bỏ đói và có hành vi bạo lực.
Do không biết tiếng Ả rập và không biết phải phản ánh trường hợp của mình với cơ quan nào, nên ngày 4.7, bà Nhật đã bỏ trốn khỏi nhà chủ, chạy vào đồn công an nước sở tại để xin được giúp đỡ và được đưa vào trại tập trung. Sau đó, gia đình không thể liên lạc được với bà Nhật. Anh Khánh đã nhiều lần gọi điện thoại cho người môi giới và trực tiếp đến trụ sở của Công ty cổ phần Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác, chi nhánh Hùng Vương (số 10, LK6, KĐT Mậu Lương, quận Hà Đông, Hà Nội), nhưng lãnh đạo công ty luôn tránh mặt và không đưa ra câu trả lời.
Chị Huyền phải sống trong tình cảnh bị giam lỏng, ăn uống kham khổ khiến cơ thể suy nhược. Trong những tin nhắn qua lại giữa gia đình và chị Huyền còn thể hiện, trong thời gian ở lại trung tâm môi giới lao động bên Ả-rập Xê-út, chị Huyền còn bị một số người đe dọa tinh thần, gạ gẫm đòi quan hệ tình dục. |
H.Duy – H.Anh
Kỳ 2: NLĐ phải bồi thường hợp đồng?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33