Lao động giản đơn: Vẫn có nhiều cơ hội việc làm
Tại Diễn đàn Khoa học Việc làm, tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây, TS. Nguyễn Văn Thuật- Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho biết, cả nước hiện có 77% lực lượng lao động (hơn 43 triệu lao động) không qua đào tạo chuyên môn.
Lao động giản đơn vẫn dễ tìm việc làm nếu nâng cao kỹ năng |
Số liệu thống kê cho thấy, số lao động giản đơn hằng năm của Việt Nam gần như không giảm hoặc giảm rất chậm, giảm không đáng kể trong giai đoạn từ năm 2012 - 2017. Với khoảng 43 triệu lao động giản đơn hiện nay, phần lớn không phải là lao động làm công ăn lương trong khu vực chính thức, mà chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động tự do và lao động trong khu vực phi chính thức, có công việc không ổn định và thu nhập thấp. Câu hỏi đặt ra là y lao động giản đơn sẽ làm gì và phát triển thế nào trước những thách thức chưa từng có của CMCN 4.0?”.
Theo TS Trần Văn Thuật, trong thời đại này, dù robot, nhà máy thông minh hay dây chuyền sản xuất hiện đại hoàn toàn có thể thay thế, làm tốt hơn người lao động ở một số công việc nhất định nhưng xu hướng việc làm mới cũng được tạo ra cho lao động giản đơn làm việc trong một số ngành, lĩnh vực dịch vụ phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội như: Lao động phục vụ trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn; lao động giúp việc gia đình; lao động làm việc thông qua công nghệ kết nối cung cầu như của Grab và Go-Viet.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, TS Trần Văn Thuật cho rằng, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề, kỹ năng cho lao động giản đơn là điều cần thiết vừa để đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, vừa là cơ sở để mỗi lao động khẳng định bản thân để có thể gia nhập vào vị thế của loại hình lao động cao hơn mà sự phát triển đang cần.
Vấn đề đặt ra, khi tại các địa phương số doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ; số các hợp tác xã mọc lên ngày một nhiều thì lao động phổ thông, lao động giản đơn ngày càng dễ tiếp cận việc làm. Một chuyên gia kinh tế nói, thay vì tưới cây thủ công như trước, giờ đây các hợp tác xã mua các thiết bị hiện đại về phục vụ nông nghiệp, chỉ cần tập huấn thời gian rất ngắn các lao động giản đơn cũng sẽ vận hành hệ thống máy móc một cách bình thường.
“Bởi thế đừng lạm dụng khi cho rằng cứ dùng máy móc, công nghệ tiên tiến là cách mạng 4.0 và như thế đồng nghĩa lao động phổ thông sẽ bị gạt ra bên lề. Quan niệm như vậy là vô cùng ấu trĩ”- một chuyên gia cho hay.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21