Lãng phí nguồn nhân lực “hậu” xuất khẩu
Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước: Huy động bằng cách nào? | |
Thị trường lao động: Xuất hiện làn sóng dịch chuyển nhân sự lớn | |
Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp trình độ cao |
Khó tìm việc phù hợp
Xuất khẩu lao động theo diện vừa học vừa làm, sau 5 năm tại Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Chi, Lâm Thao, Phú Thọ trở về nước với nhiều dự định. Tuy nhiên, mọi tính toán của chị đều lỡ dỡ vì đã gần 1 năm, chị vẫn không tìm được việc làm phù hợp.
Nhiều lao động khó tìm việc làm phù hợp sau khi đi xuât khẩu lao động tại nước ngoài. |
“Về nước hơn một năm nay nhưng tôi vẫn chưa tìm được việc làm để ổn định cuộc sống. Mong muốn của tôi là được làm việc tại các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản để tận dụng kinh nghiệm, vốn ngoại ngữ đã tích lũy, nhưng để tìm được một công việc đúng chuyên môn và khả năng là không phải dễ” - chị Nguyễn Thị Chi cho hay.
Sau nhiều lần đắn đo, nhờ sự giới thiệu của bạn bè, chị Chi đành phải lên Hà Nội xin vào làm chân chạy bàn tại một nhà hàng Nhật Bản, vừa là để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, vừa để gìn gìn vốn tiếng Nhật của mình. Ước mơ về một công việc ổn định với một mức thu nhập khá của chị vẫn chưa biết lúc nào được hoàn thành.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2019 có 54.144 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 12,02% so với 5 tháng đầu năm 2018. Riêng trong tháng 5, các doanh nghiệp đã cung ứng được 12.419 lao động, tăng 32,37% so với tháng 4 liền kề. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về số lượt lao động Việt Nam trở về nước sau khi mãn hạn hợp đồng thì không có bất kỳ một đơn vị nào từ Trung ương đến địa phương nắm được con số cụ thể, cũng không có sự tư vấn, hỗ trợ để họ có thể tìm được việc làm ổn định. |
Cùng chung hoàn cảnh với chị Chi là anh Nguyễn Như Phong, Nam Sách, Hải Dương, người từng đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) 5 năm tại Hàn Quốc. Trong thời gian hơn 4 năm sau khi về nước, anh Phong chuyển việc 4 lần. Anh Nguyễn Như Phong cho biết: “Chuyên ngành của tôi tại Hàn Quốc là bảo dưỡng băng truyền, ở Việt Nam rất khó tìm được việc tương tự. Những công việc tôi từng làm đều không phát huy được những kinh nghiệm đã có, mức thu nhập lại tương đối thấp nên tôi vẫn muốn tìm được việc làm có thu nhập cao hơn”. Cuối cùng, sau nhiều lần chuyển việc không ưng ý, anh Phong quay về nhà, tiếp tục làm công việc đầu bếp bán chuyên tại cửa hàng của gia đình.
Cũng theo anh Phong chia sẻ, nhiều lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng đều có tâm lý muốn ở lại Hàn Quốc làm việc tiếp bởi chưa biết khi trở về nước có tìm kiếm được việc làm phù hợp hay không. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao.
Nếu các cơ quan chức năng chỉ đưa ra hình thức xử phạt mà không xây dựng được một chương trình tuyển dụng, tạo việc làm khi người lao động về nước thì khó giảm được số lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc nói riêng và các thị trường lao động khác nói chung.
Cần chính sách phù hợp
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lao động việc làm đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân khiến lao động khó tìm được việc làm là do đã quen với thu nhập cao khi lao động tại nước ngoài trong khi thị trường trong nước có mức thu nhập khá chênh lệch. Nhiều lao động tuy làm việc ở nước ngoài nhiều năm nhưng vốn ngoại ngữ khá hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, hiện vẫn chưa có chính sách cụ thể cho người lao động khi trở về cũng như chính sách tận dụng nguồn vốn mà họ tích lũy được để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Về cơ bản đều là những vướng mắc từ chính những người lao đông, tuy nhiên công bằng mà nói, nếu có một chính sách hợp lý, những người lao động này sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm và thị trường lao động cũng có thêm một nguồn cung dồi dào. Theo Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2019 có 54.144 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 12,02% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Riêng trong tháng 5, các doanh nghiệp đã cung ứng được 12.419 lao động, tăng 32,37% so với tháng 4 liền kề. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về số lượt lao động Việt Nam trở về nước sau khi mãn hạn hợp đồng thì không có bất kỳ một đơn vị nào từ Trung ương đến địa phương nắm được con số cụ thể, cũng không có sự tư vấn, hỗ trợ để họ có thể tìm được việc làm ổn định.
Như vậy, các đơn vị liên quan mới chỉ quan tâm đưa người đi XKLĐ chứ chưa quy định trách nhiệm cụ thể trong việc tổng hợp, đánh giá nguồn lực lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về theo địa bàn, ngành nghề, trình độ, tuổi tác, giới tính, nguyện vọng... Bên cạnh đó việc thực thi các quy định hỗ trợ tạo việc làm cho lao động xuất khẩu sau khi về nước còn thiếu những hướng dẫn cụ thể. Điều này dẫn đến không ít lao động trở về không tìm kiếm được việc làm phù hợp, đồng vốn tích lũy vơi cạn dần, đứng trước nguy cơ rơi tái thất nghiệp.
Trên thực tế cơ hội việc làm dành cho người đi XKLĐ về nước vẫn rất lớn vì các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam luôn có nhu cầu tuyển dụng những người có kỹ năng, kinh nghiệm, ngoại ngữ và đặc biệt là tác phong làm việc công nghiệp. Quan trọng là làm sao tăng cường công tác kết nối.
Bên cạnh đó, bản thân người lao động trong quá trình làm việc tại nước ngoài phải có ý thức học hỏi, tích lũy thêm về ngoại ngữ, kỹ năng để có thể hòa nhập nhanh chóng với thị trường lao động sau khi trở về quê hương.
Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cũng cần tích cực vào cuộc trong việc quản lý, hỗ trợ pháp lý, tư vấn việc làm, tổ chức kinh doanh… giúp họ ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Việc làm này là vô cùng cần thiết vừa tận dụng được nguồn lao động giàu kinh nghiệm, vừa góp phần giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài đang nhức nhối hiện nay.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40