Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước: Huy động bằng cách nào?
Phải có giải pháp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao | |
Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để thu hút đầu tư | |
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao |
Nhận định về con số 42% lao động đã nghỉ hưu, hưởng lương hưu đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, TS Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cho rằng, nếu 42% người lao động trên tiếp tục làm việc, đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), chắc chắn khi về hưu họ sẽ có mức lương hưu cao hơn.
Vì vậy, đánh giá thực trạng và tuổi nghỉ hưu hiện nay theo quy định của pháp luật, chúng ta đang lãng phí một lực lượng nguồn nhân lực rất quan trọng. Có thể nói, nguồn nhân lực này có chuyên môn, trình độ quản lý và tay nghề cao, rất quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách chính sách BHXH đã đưa ra những giải pháp và các mục tiêu hết sức quan trọng, đó là huy động và phát huy nguồn lực lao động đã hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, đã hưởng lương hưu tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, chúng ta điều chỉnh tuổi nghỉ hưu tăng lên để huy động nguồn nhân lực hiện tại của đất nước. Lực lượng nhân lực này chính là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố ngày 28/4/2019 đưa ra 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu Phương án 1: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam, và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam, và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Dự thảo cũng quy định người lao động được nghỉ hưu sớm không quá 5 năm, do suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt. Đồng thời, người lao động cũng được nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt. |
“Tôi cho rằng, chúng ta huy động được nguồn lực đã nghỉ hưu làm trong khu vực kinh tế nhà nước thì quản lý sẽ tốt hơn. Và điều quan trọng, chúng ta quản lý được thuế, tăng được thuế. Đó chính là tăng GDP, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
Nhận định ngày càng có nhiều người lao động mong muốn và có điều kiện làm việc dài hơn, ông Điều Bá Được - Trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) cho biết, theo thống kê của BHXH Việt Nam, số tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của người lao động đang có chiều hướng tăng lên: Năm 2017 là 55 tuổi và năm 2018 là 56 tuổi.
Trong đó, riêng lao động nam tuổi nghỉ hưu bình quân của năm 2017 là 56 tuổi, năm 2018 là 58 tuổi; lao động nữ có tuổi nghỉ hưu bình quân của năm 2017 là 53 tuổi, năm 2018 là 54 tuổi. Bên cạnh đó, năm 2017, có 64% số người hưởng lương hưu nghỉ đúng tuổi; đến năm 2018, đã tăng lên 70% số người hưởng lương hưu đúng tuổi. “Điều này cho thấy, ngày càng có nhiều người lao động mong muốn và có điều kiện làm việc dài hơn”, ông Được khẳng định.
Từ góc độ xu hướng của thị trường lao động trong nước, cũng như thực tế trên thế giới, lý giải việc đề xuất điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động, ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết: Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu không chỉ ở Việt Nam mà đã và đang được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.
Theo ông Diệp, có 4 lý do chính: Thứ nhất, thế giới bước vào quá trình già hóa dân số và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Dẫn chứng, 15 năm trước, mỗi năm ở nước ta lực lượng lao động tăng 1,2 triệu người nhưng 5 năm gần đây, mỗi năm chỉ tăng 400 nghìn người, tức là chỉ tăng bằng 1/3 so với trước.
Điều này cho thấy, Việt Nam sắp kết thúc thời kỳ dân số vàng và nếu không mở rộng tuổi nghỉ hưu thì sẽ phải đối mặt với thiếu hụt lao động tương lai. Kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải được tiến hành sớm trước khi bước sang giai đoạn già hoá dân số.
Thứ hai, bảo đảm bình đẳng giới trong tuổi nghỉ hưu. Theo Công ước CEDAW về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ đã khuyến nghị tuổi nghỉ hưu nam và nữ thu hẹp lại tiến tới bằng nhau. Ở Việt Nam, hiện nay, tuổi nghỉ hưu của nữ là 55 tuổi và nam là 60 tuổi, chênh lệch 5 tuổi.
Vì vậy, Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề nghị thu hẹp khoảng cách này còn 2 tuổi và tiến tới ngang bằng. Tuổi nghỉ hưu của nữ thấp sẽ hạn chế cơ hội làm việc, thăng tiến của phụ nữ. Bên cạnh đó, nghỉ hưu sớm thì thời gian tham gia BHXH ngắn hơn khiến cuộc sống phụ nữ khi hết tuổi lao động khó khăn hơn nam giới do lương hưu thấp.
Thứ ba, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp với sức khoẻ và nhu cầu của người lao động hiện tại. Theo thống kê mới nhất (năm 2018) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) số năm sống khoẻ mạnh sau tuổi 60 của người Việt Nam là 17 năm, xếp hạng 41 trên 142 quốc gia. Điều này cho thấy những thành tựu to lớn của hệ thống chăm sóc sức khỏe ở nước ta và việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của phụ nữ tăng thêm 5 tuổi và nam thêm 2 tuổi là khả thi.
Thứ tư, hài hòa quyền lợi tham gia BHXH và cân đối Quỹ BHXH. Với việc nâng dần tuổi nghỉ hưu, số năm tham gia BHXH của người lao động cũng tăng lên kéo theo quyền lợi thụ hưởng được cải thiện; bên cạnh đó, cũng bảo đảm tốt hơn nguyên tắc đóng - hưởng BHXH.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay, trên thế giới chỉ có khoảng 1/3 số nước trên thế giới quy định tuổi nghỉ hưu của nữ là dưới 60 tuổi, 1/3 số nước quy định tuổi nghỉ hưu của nữ từ 60 - 62 tuổi và khoảng 1/3 số nước còn lại thì quy định tuổi nghỉ hưu của nữ từ 63 tuổi trở lên.
Đối với nam thì trong 176 quốc gia chỉ có 13 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu dưới 60 tuổi, 83 quốc gia quy định tuổi nghỉ hưu từ 60 - 62 tuổi và 80 quốc gia còn lại thì quy định tuổi nghỉ hưu từ 63 tuổi trở lên.
“Xu hướng chung của các nước trên thế giới là sẽ nâng dần tuổi nghỉ hưu lên từ 65-67 tuổi. Cụ thể, gần Việt Nam là Malaysia và Indonesia đã bắt đầu điều chỉnh để đến năm 2045 tuổi nghỉ hưu của nam và nữ bằng nhau, tăng lên 65 tuổi. Còn theo lộ trình đề xuất của Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì Việt Nam đến năm 2036 tuổi nghỉ hưu của nữ mới đạt 60 tuổi. Trong khi đó, số năm khỏe mạnh sau tuổi 60 của người Việt Nam hiện đang “vượt trội” so với Indonesia và Malaysia’”, ông Doãn Mậu Diệp cho biết.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56