Làm rõ tính pháp lý của dịch vụ UBER
Uber ra đời tại Mỹ từ năm 2009, hiện có mặt tại 232 thành phố ở 50 quốc gia và mới có mặt ở Việt Nam từ tháng 7/2014. Hành khách chỉ cần dùng ứng dụng Uber trên smartphone để đăng ký hành trình, hệ thống sẽ tự động kết nối với một tài xế. Tài xế sẽ nhìn theo định vị hoặc gọi điện hỏi khách để đón. Thông tin về chi phí chuyến đi, thông tin cơ bản về chiếc xe sắp đến đón sẽ được báo về smartphone của khách. Chuyến đi thành công, chi phí sẽ trả qua thẻ thanh toán quốc tế Visa, Mastercard. Loại hình kinh doanh này có giá thấp hơn so với taxi thông thường, trong đó Uber hưởng 20% phí dịch vụ, chủ xe hưởng 80%. Tài xế Uber hưởng lương theo lượt nên ai cũng tranh thủ đi nhanh và ngắn nhất có thể để kiếm thêm lượt tiếp theo. |
Được biết, do quy định về hoạt động của mô hình Uber chưa có, được coi là “trái luật” nên từ cuối tháng 11/2014 một số xe Uber tại TP HCM đã bị thanh tra giao thông xử phạt theo Nghị định số 171 vì hành vi kinh doanh vận tải bằng ôtô mà không đăng ký kinh doanh vận tải. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng: Loại hình Uber có rẻ hơn đôi chút so với taxi thông thường, tuy nhiên hoạt động vận tải trực tiếp thu tiền của người đi xe không thông qua đơn vị kinh doanh vận tải là trái với Luật Giao thông đường bộ và Nghị định kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Trước đó, sau khi Hiệp hội Taxi TP. HCM kiến nghị cơ quan quản lý xem xét làm rõ tính pháp lý của xe Uber và cho rằng nếu loại hình này phát triển sẽ ảnh hưởng tới “nồi cơm” của hàng nghìn tài xế taxi trên địa bàn, thì Sở GTVT TP. HCM đã có công văn gửi Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị làm rõ tính pháp lý đối với loại hình dịch vụ này để có cơ sở xử lý. Sở GTVT cũng đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM xem xét hoạt động của trang web Uber.com và ứng dụng Uber.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đã triển khai dịch vụ này. Mặt trái của taxi Uber là khách hàng không có quyền lợi khi taxi gặp tai nạn giao thông vì các xe này không có bảo hiểm cho khách hàng. Bộ GTVT có thể đưa ra quy định yêu cầu các doanh nghiệp và các xe Uber đăng ký hoạt động, đóng thuế và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Trả lời về nghi vấn Uber hoạt động trái pháp luật Việt Nam vì không đăng ký kinh doanh và trốn thuế, ông Karun Arya - Giám đốc truyền thông khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Uber khẳng định: Tại Việt Nam, đối tác của Uber là những công ty vận chuyển có đăng ký kinh doanh với nhà nước. Bên cạnh đó, các phương tiện vận chuyển của đối tác cũng được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và phải đăng ký bảo hiểm đầy đủ mới được kết nối tới người tiêu dùng. Ông Karun còn cho rằng: Các doanh nghiệp đối tác sẽ có trách nhiệm đóng thuế. Nếu họ trốn thuế, phía cơ quan nhà nước có thể truy thu, bởi theo hợp đồng phía Uber trả tiền cho đối tác qua tài khoản.
Tháo gỡ vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho rằng: Uber hoàn toàn có thể hoạt động tại Việt Nam! Nếu Uber đăng ký kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thì có đủ điều kiện về mặt pháp lý để cung ứng dịch vụ hỗ trợ vận tải. “Bộ GTVT sẽ khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Chính phủ để có hướng dẫn cho người muốn cung ứng dịch vụ đi chung xe” - ông Hùng nói thêm.
Chị Lê Thị Dung (nhân viên điều hành một hãng taxi lớn ở Hà Nội): Một chút lo lắng về Uber Mục tiêu gốc của Uber không phải là taxi giá rẻ, mà nó là dịch vụ đi nhờ xe có góp tiền. Chẳng hạn như ở Pháp thì Uber không xếp thành Taxi mà nó được coi như là dịch vụ thuê xe cao cấp đối với dịch vụ Uber Berlin và Uber X và được coi như dịch vụ chia sẻ ô tô đối với Uber Pop. Uber chỉ đứng ra kết nối, đảm bảo chi trả, giá cả và đường đi rõ ràng nhằm phục vụ cho cả người đi và người chở. Nó như hình thức sơ khai của sàn giao dịch vận tải. Một khi đã xét đúng chức năng nhiệm vụ của Uber thì việc đánh thuế chắc chắn sẽ dễ hơn so với cấm tiệt do không quản lý được. Uber ở Việt Nam rẻ hơn vì trốn thuế, như vậy là kinh doanh không lành mạnh và trái pháp luật rồi. Tuy trốn thuế nhưng theo tôi được biết Uber đang phải bù lỗ vì giá thuê xe ở Việt Nam đắt. Dù thế họ vẫn cầm cự để đứng chân ở Việt Nam. Đồng ý rằng nếu để Uber hoạt động thì sẽ ảnh hưởng đến những hãng taxi làm ăn đóng thuế đầy đủ và sẽ gây nên cạnh tranh không lành mạnh. Đến khi người tiêu dùng đã “nghiện” Uber thì chính là lúc Uber độc quyền hoàn toàn về giá. Vì không là taxi nên Uber có quyền tăng giảm bất cứ lúc nào tùy thích, các cơ quan quản lý cũng không thể nào giám sát được. Nếu Uber phải đóng thuế, chắc chắn giá sẽ tăng giá lên, chắc cũng bằng thậm chí cao hơn giá sàn taxi hiện nay. Lúc này người dùng không còn lựa chọn nào khác (bởi taxi đã chết sạch). Lại nữa, do Uber tính cả thời gian (600đ/phút) nên nếu đi vào giờ cao điểm kẹt xe thì có thể đắt hơn taxi. Lưu ý giờ cao điểm nhiều người gọi thì giá sẽ tăng, bởi mô hình kinh doanh chính của Uber là “surge pricing”: tăng giá khi thiếu xe. Đơn cử như gần đây sau lễ hội Halloween giá Uber bên Mỹ đã tăng gấp 7-8 lần so với bình thường. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, sự kiện Uber khiến taxi phải “tự kiểm điểm” và phải thay đổi gấp. 54907Chị Võ Hằng Phương (Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh): Ủng hộ Uber Ai cũng hiểu rằng điều người dùng quan tâm đến dịch vụ là yếu tố tốt và rẻ. Tôi dùng Uber thấy dịch vụ tốt ở mấy điểm: Yên tâm không phải taxi dù. Xài dịch vụ này khi chưa bước lên xe bạn đã biết trước lý lịch tài xế sẽ đón mình, loại xe gì, lộ trình thế nào, giá cả bao nhiêu, không sợ bị gian lận cước. Mỗi lần đi xe, hành khách sẽ đánh giá thái độ, phong cách lái xe, chất lượng xe, những xe nào chất lượng kém hay tài xế lừa đảo sẽ ít có phiếu tín nhiệm và ít người đi. Vả lại đương nhiên anh ta là một công dân hợp pháp và sẽ chịu sự chế tài của luật pháp. Uber rẻ hơn vì họ dùng công nghệ thông tin, tối ưu được chi phí quản lý. Ngoài việc tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người sử dụng, còn tiết kiệm cho cả hãng xe. Hãy tưởng tượng bạn gọi taxi truyền thống có đến chục cái xe cùng chạy đến đón khách một lúc, vừa tắc đường, lại vừa tốn xăng cho tất cả các xe. Còn dịch vụ Uber do chọn xe gần nhất nên chỉ có xe đó đến đón, tiết kiệm chi phí xã hội, bỏ qua tổng đài, đỡ tốn tiền di động gọi xe! Không tranh giành khách, không bị khoán nên lái xe Uber không cần phóng nhanh vượt ẩu. Nếu hành khách có quên đồ trên xe có thể gọi lại cho tài xế vừa đón mình vì đã có thông tin tài xế trên điện thoại hoặc văn phòng hãng. Thiết nghĩ, các hãng taxi sợ cạnh tranh mới khiếu kiện và gây khó khăn cho phương thức này. Để thuận lợi cho việc quản lý, theo tôi nên nghiên cứu để Việt Nam hóa hình thức taxi này chuyển từ Uber sang Vber chẳng hạn. Thay vì để cho một công ty ở nước ngoài làm giàu và kiếm tiền của người Việt thì tại sao các công ty, tập đoàn viễn thông của ta không đầu tư xây dựng một mạng lưới hoạt động như thế và thanh toán trực tiếp bằng thẻ ATM nội địa tại các ngân hàng nội địa? Còn việc lựa chọn xe taxi truyền thống hay Uber/Vber là quyền quyết định của khách hàng, nếu ai cảm thấy không an toàn, rủi ro, sợ tội phạm giả danh lái xe Uber/Vber thì đi taxi truyền thống với giá cao hơn. Ai thích rẻ, tiện lợi thì đi. Mọi thứ đều có ưu nhược điểm. Luật sư Trần Văn Tám (Văn phòng luật sư 19/8): Luật chưa có thì bổ sung Lần đầu tôi được nghe một Bộ trưởng nói: “Bỏ tư tưởng không quản được thì cấm”. Đây là tư tưởng rất tiến bộ cần phải được phát huy ở tất cả mọi lĩnh vực. Thiết nghĩ, quyết định cấm là quyết định dễ dàng nhất có thể nghĩ ra, nhưng điều đó sẽ làm chậm sự phát triển của xã hội. Vả lại, điều gì chưa có luật quy định thì không thể nói hoạt động trái pháp luật được mà gọi là hoạt động ngoài luật. Được biết Luật Doanh nghiệp 2014 vừa được thông qua cho phép các công ty đơn vị kinh doanh lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Rộng hơn là công dân “được phép làm những điều luật pháp không cấm”. Luật là do con người xây dựng, luật cũng hướng tới có lợi cho dân. Luật chưa có thì bổ sung, không quản lý được thuế thì phải tìm cách mà thu, đừng vội vàng cấm để cho người dân chịu thiệt. Đắt hay rẻ, tốt hay xấu, hãy để cho thị trường, người tiêu dùng quyết định. Tìm cách hợp thức hóa taxi Uber là tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và có lợi cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp taxi kêu vì ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, nhưng còn quyền lợi của người tiêu dùng sao không xét đến khi nó rẻ hơn, tiện lợi hơn. Họ nên điều chỉnh cách quản lý để có chất lượng phục vụ và giá cước phù hợp. Chính Quang |
Ngô Quang Chính
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42