Làm nghệ thuật cần phải mạnh dạn đột phá
Art In The Forest - Phong cách sống Flamingo | |
Phía sau sự im lặng bất thường của một quán quân nhạc Việt | |
Ca sĩ Tùng Dương: Làm nghệ thuật đừng vội nghĩ đến tiền |
Thành công từ “Xuân tóc đỏ”
Khó khăn lắm tôi mới hẹn gặp được đạo diễn Quốc Trọng, mặc dù bộ phim truyền hình dài tập “Gia phả của đất” do ông đạo diễn đã lên sóng những tập cuối cùng. Ông thổ lộ, ông ngại xuất hiện trên báo chí bởi ông không phải tuýp nghệ sĩ thích ồn ào trên báo chí.
Đạo diễn Quốc Trọng. |
Dù tóc đã ngả sang muối tiêu và có những thành công nhất định với sự nghiệp điện ảnh, nhưng đạo diễn Quốc Trọng vẫn luôn nhớ tới “Xuân tóc đỏ” - vai diễn như một dấu son đáng nhớ trong nghiệp diễn của ông. Hồi đó, Quốc Trọng đang là sinh viên khóa 2 lớp diễn viên điện ảnh. Công việc ban đầu của ông ở đoàn làm phim là trợ lý trường quay. Nhớ lại quãng đời đầu tiên của nghiệp diễn, ông kể: “Khi đạo diễn tuyên bố được vào vai “Xuân tóc đỏ”, tôi còn không tin vào tai mình. Đêm về không ngủ được vì sướng, nhưng tôi cũng lo bạc cả mặt vì biết diễn thế nào để “Xuân tóc đỏ” trở thành một nhân vật hay nhất có thể. Tôi đã đọc thâu đêm tác phẩm của Vũ Trọng Phụng để cảm nhận thêm về nhân vật Xuân...”.
Ông nói vui, lúc vào vai “Xuân tóc đỏ” ông chỉ nặng có 47kg, bé tí bé teo, thế mà suốt ngày phải bế hết bà “Phó Đoan” đến “cô Tuyết” ngây thơ lúc đó đều xấp xỉ 62 - 65 kg, nên xương khớp cứ rã cả ra. Thế rồi, “Xuân tóc đỏ” đã không phụ ông, khi những ngày đầu tiên ra rạp, ngày nào cũng cháy vé. Riêng ông, ở mỗi rạp, trong mỗi lần chiếu đều có tiêu chuẩn 5 vé, nhưng vẫn không có đủ để cho bạn bè, người thân. Không phải vì họ không đủ tiền, mà bởi không thể chen chân để mua vé. Ông tâm sự, đó là niềm vui lớn nhất của ông, của những người làm phim.
Cân bằng giữa nghệ thuật và doanh thu
Sau “Số đỏ”, ông đi học đạo diễn phim và đến thời điểm hiện tại, Quốc Trọng đã trở thành một cái tên có thương hiệu trong nền điện ảnh nước nhà với những bộ phim đình đám, ăn khách như “Đường đời”, “Bí thư tỉnh ủy”, “Ngõ lỗ thủng”, “Gia phả của đất”,… Tự nhận mình là người kỹ tính với nghề, nhưng có lẽ, chính cái sự kỹ tính ấy đã mang lại phần nào thành công cho ông. Khi bắt tay vào làm bất kể một bộ phim nào, ông đều lo lắng làm sao để bộ phim đó tiếp cận được với khán giả. Ông tìm cách kể chuyện phải khác với chính mình, để phim không rơi vào lối mòn của những bộ phim trước.
Làm nghệ thuật thì phải mạnh dạn đột phá để rồi từ đó mới rút được kinh nghiệm, mới tìm tòi, khai thác được những điều mà khán giả cần. Ông nói, khi người nghệ sĩ trọng nghề và yêu nghề, thì chắc chắn nghề sẽ không phụ mình. |
Cũng bởi vì thế, đạo diễn Quốc Trọng không ngại khó với những bộ phim chính luận, phê phán. Ông tâm niệm, nghệ sĩ khi làm phim đừng mang tâm thế hằn học lên tác phẩm. Khi mình làm nghề bằng sự chân thành thì sẽ được mọi người hiểu và đón nhận. Thế nhưng, tư duy làm nghề này lại có vẻ như đang “lỗi thời” trong xu hướng làm phim “mì ăn liền” như hiện nay. Ông cho rằng, âu cũng là điều dễ hiểu, vì những bộ phim đề tài gai góc, mang tính chiều sâu thì rất dễ “đụng chạm”, nên chọn phim thị trường là cách làm an toàn nhất với các bạn trẻ.
Hơn 30 năm đau đáu với nghề, ông cũng chia sẻ với lớp trẻ, bởi trong bối cảnh làm phim hiện nay, thành công của một bộ phim lại được đánh giá bằng doanh thu quảng cáo, chứ không chỉ riêng chất lượng phim nữa. Đó là một phần bất cập mà những người làm nghề đang phải chấp nhận. Tuy nhiên, vị đạo diễn khó tính nhìn nhận, làm nghệ thuật thì phải mạnh dạn đột phá để rồi từ đó mới rút được kinh nghiệm, mới tìm tòi, khai thác được những điều mà khán giả cần. Ông nói, khi người nghệ sĩ trọng nghề và yêu nghề, thì chắc chắn nghề sẽ không phụ mình.
Hiện đạo diễn Quốc Trọng đang hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình. Con trai ông - Trần Trọng Khôi - cũng theo nghề bố với tất cả niềm say mê với môn nghệ thuật thứ 7. “Tôi vẫn dặn con rằng, dù thế nào cũng cần cân bằng giữa cái được và cái mất, giữa công việc và gia đình, giữa cơm - áo - gạo - tiền và nghệ thuật đích thực, không nên quá chạy theo thị hiếu...” - đạo diễn Quốc Trọng chia sẻ.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40