Lạm dụng hóa chất sản xuất miến
58770
Tất bật làng nghề
Vào những ngày này, chúng tôi đến làng nghề Dương Liễu làm miến tết truyền thống chứng kiến không khí sản xuất tất bật, ô tô xe máy ra vào chở hàng đi khắp nơi nhộn nhịp. Làng nghề làm miến ở Dương Liễu quanh năm đủ 12 tháng, nhưng từ tháng 9 âm lịch trở đi mới sản xuất rầm rộ. Sản phẩm dịp này đáp ứng sức mua lớn của người tiêu dùng nên cơ sở nào cũng sản xuất với một khối lượng rất lớn. Có hàng trăm cơ sở lớn nhỏ vào dịp tết, mỗi ngày xuất xưởng từ 30 – 40 tấn sản phẩm miến các loại. Còn những hộ sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình mỗi ngày cũng tung ra thị trường 2 -3 tấn miến các loại.
Theo các chủ hộ làm nghề, giá miến năm nay đã tăng khoảng 20% so với năm ngoái, do đầu vào, giá thành nguyên liệu, công lao động, chi phí sản xuất... tăng cao. Ở Dương Liễu người ta chủ yếu sản xuất hai loại miến đỏ và miến trắng. Các sản phẩm là miến đỏ có giá bán tại nơi sản xuất 25-30.000 đồng/kg, miến trắng 40 – 50.000 đồng/kg… Do hộ dân tập trung vào sản xuất, những ngày này, trung bình thu nhập mỗi gia đình từ 200 – 600.000/ngày. Khi hàng sản xuất ra, các chủ đại lý, siêu thị đặt hàng về tận làng nghề chở ô tô mang đi đóng gói, gắn nhãn mác. Cũng có những chủ hàng do khối lượng lớn, hoặc cần đưa hàng gấp nên họ đặt luôn cơ sở sản xuất đóng bao gói sẵn và vỏ hộp.
Những năm qua, nhiều chủ cơ sở sản xuất ở Dương Liễu đã vay ngân hàng vốn đầu tư máy móc khá hiện đại từ khâu chế biến đến sản xuất, giảm công sức lao động, nhưng đó chỉ là số ít cơ sở sản xuất lớn. Còn hàng trăm hộ gia sản xuất nhỏ vẫn phải làm thủ công đủ các công đoạn từ khuấy bột, tráng bánh, phơi bánh, cắt… thành từng sợi miến, tất cả đều theo “công nghệ” bằng… tay, từ già trẻ, lớn bé đều có thể tham gia làm.
Còn lạm dụng hoá chất tẩy miến
Có chứng kiến công nghệ làm miến ở đây người ta mới thấy giật mình vì nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh từ các khâu sản xuất đến phơi miến. Những phên bánh làm miến được người ta phơi bên lề đường, đông người qua lại rất bụi bẩn.
Sau khi phơi miến người ta chất đống từng phên bánh miến mang về cắt thành từng sợi vứt xuống dưới sân gạch, nền đất, chỗ nào còn khoảng trống thì tận dụng được để chứa miến, sau đó mới phân loại và bó lại rồi đóng gói thành từng bó miến đỏ, miến trắng mang đi tiêu thụ. Khi được hỏi vì sao để miến dưới đất mất vệ sinh vậy, chị Phạm Thị Thoan một hộ sản xuất miến ở Dương Liễu cho biết: “Nhà nào cũng làm hàng chục tấn/ngày, tránh sao được chỗ này chỗ kia mất vệ sinh, với lại nấu chín lên ăn, vi khuẩn con nào sống sót? “ Theo chị Thoan, nhà nào, hộ nào cũng sản xuất, chỗ nào trống là tận dụng, nên làng nghề rất chật chội nên khó tránh khỏi đâu đó những mẻ miến mất vệ sinh...
Theo tìm hiểu của PV, nguy hại hơn, nhiều hộ ở đây đều dùng một thứ thuốc mà theo họ là sun – phít và thuốc tím để tẩy trắng miến. Theo người dân do nhu cầu của đại lý họ đặt hàng thế nào thì gia đình làm thế. Họ thích miến trắng thì gia đình cho hoá chất thuốc tẩy vào làm cho sợi miến trở lên trắng toát, ăn ngon hơn, nhìn rất bắt mắt. Nếu khách hàng không thích thì gia đình không cho hoá chất vào thì sợi miến có màu hồng...Để phân biệt được miến có dùng hoá chất hay không thì nhìn màu sắc, trắng là có hoá chất, hồng không dùng hoá chất.
Vào làng nghề vào những ngày này, còn thấy một điều là nước thải của những hộ sản xuất miến đổ tràn cả ra đường. Đi sâu vào làng, chúng tôi bắt gặp cảnh một số hộ dân làm miến trên trục đường làng, ngay trên con đường lép nhép nước thải bẩn…dưới cống rãnh ruồi nhặng bu đầy.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “ Hóa chất hay sun phít được người dân sản xuất miến sử dụng có nguồn gốc không rõ ràng. Họ pha bột sắt vào miến dong để tẩy hoặc tạo màu với hàm lượng theo sở thích thì mức độ nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người là điều không tránh khỏi. Theo PGS Thịnh, các loại bột sắt công nghiệp là sản phẩm phổ biến dùng trong các lĩnh vực nhựa, da dày, máy móc… để xử lý bề mặt và mài mòn đánh bóng, vì thế theo khuyến cáo là tuyệt đối không sử dụng bột sắt công nghiệp trong sản xuất thực phẩm vì không an toàn cho người sử dụng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Danh Bảo – Bí thư Đảng ủy xã Dương Liễu : “Việc sử dụng hoá chất trong làng nghề không tránh khỏi, đặc biệt là trong khâu đánh bột, họ cho loại hoá chất có tên gọi nôm na là thuốc tím, tuy nhiên chỉ những loại bột hoặc miến không được trắng nắm thì mới dùng thuốc tẩy...” Ông Bảo cũng cho biết thêm, UBND xã Dương Liễu đã xây dựng quy chế vệ sinh môi trường, lấy ý kiến của bà con nhân dân, sau đó xã thành lập tổ vệ sinh môi trường. Do những năm gần đây, do các hộ sản xuất ngày càng nhiều, xã Dương Liễu đã khoán vệ sinh môi trường cho các hộ tự khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải tại nhà mình.
Trung Hiếu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38