Làm báo ở Trường Sa

Tháng 3.1995, ngay sau khi Huyện đảo Trường Sa được thành lập, nhân 20 năm Trường Sa nói riêng và miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, nhóm nhà báo chúng tôi đã may mắn được tham gia chuyến công tác dài ngày tại quần đảo Trường Sa, chứng kiến những đổi thay của một vùng lãnh thổ thuộc Việt Nam.
lam bao o truong sa Nhớ Trường Sa 41 năm trước
lam bao o truong sa Chuyện về những người con của Thủ đô ở Trường Sa

Trước đó, có một số nhà báo đã có dịp tham gia các đoàn công tác của bên quân đội và sau này, cũng có nhiều nhóm nhà báo tới tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa, với nhiều thuận lợi hơn về phương tiện thông tin và hành nghề.

Nhưng chuyến công tác ở năm 1995 là lần đầu tiên có đông nhà báo tham gia nhất, được các cơ quan báo chí chọn lọc kỹ càng về mặt nhân sự. Khi đó, dù phương tiện làm báo còn khá đơn sơ, nhưng ai cũng háo hức, dẫu vẫn biết hải trình dài dẵng và nhiều thách thức.

lam bao o truong sa
Các nhà báo trong chuyến công tác ra quần đảo Trường Sa năm 1995, từ trái qua phải: Thu Uyên, Lê Quang Vinh, Trần Trọng Văn, Trần Sinh, Trần Bình Minh, Thế Song (nhạc sĩ) và Hùng “Cuba”.

Rời quân cảng Sài Gòn vào một đêm không trăng, sao, chúng tôi ai nấy đều hồi hộp, hình dung về những vùng biển, hòn đảo sẽ đặt chân tới. Rồi hình dung về những con sóng trào giữa đại dương bao la.

Sau này, khi kết thúc chuyến đi, anh em bên quân đội bảo, con tàu mà chúng tôi ra Trường Sa (có tên là TITAN) là “Hoa hậu của những tàu cứu hộ” - vì nó khá lớn, nhiều thiết bị hiện đại, nên người trên tàu (đặc biệt là không phải dân hải quân) sẽ bớt vất vả, mệt mỏi khi tàu gặp sóng lớn giữa trùng khơi.

lam bao o truong sa
Các thành viên đoàn công tác lội biển lên đảo chìm.

Nói là vậy, nhưng vài ngày đầu, cũng có không ít người, kể cả nam giới và đặc biệt là các cô văn công của Đoàn Nghệ thuật Quân khu 3 đi cùng, đều cứ phải rũ người ở góc phòng khư khư cái xô. Chốc chốc, lại có cô… thốc tháo, nom thương lắm. Nhưng sau vài ngày, mọi người cũng quen dần với nhịp lắc lư của con tàu. Và rồi, lại tươi roi rói.

Trong hành trình, cánh nhà báo nam giới chúng tôi thường lên boong tàu ngắm biển và trò chuyện. Cùng đi từ Hà Nội, cánh báo in có: Phạm Đạo, Nguyễn Như Phong, Phan Tường, Lê Quang Vinh, Phạm Thị Thu Thủy…; cánh báo hình, báo nói có: Trần Bình Minh, Trần Trọng Văn, Trần Sinh, Thu Uyên, Hùng “Cuba”…cùng một số anh, chị bên Đài Tiếng nói VN, Truyền hình Quân đội, Truyền hình Hà Tây và các tỉnh phía Nam.

Xa huyện đảo Trường Sa đã hơn 20 năm, mà chúng tôi vẫn nhớ da diết các hình ảnh: Những cơn sóng biển ào ào ập đến không ngưng nghỉ - gợi xúc cảm về truyền thống lớp lớp người con đất Việt, luôn đồng lòng đứng lên khi Tổ quốc lâm nguy.

Những hòn đảo nhỏ nhoi sâm sấp hay chìm trong nước mặn, vẫn thấy vươn lên khỏe khoắn lá cờ đỏ sao vàng căng gió, kiêu hãnh khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam...

Những cây phong ba xanh ngọc, trải khắp xứ sở bão tố trùng khơi, mọc lên từ các bãi san hô, rung rinh làm duyên với những chùm hoa màu trắng như hoa sữa Hà Nội...

Chuyện trò rôm rả là thế, nhưng bởi toàn dân làm báo có nghề, nên chẳng ai bảo ai, đều tận dụng thời gian trên tàu lặng lẽ…hành nghề, hỏi đủ thứ chuyện với chuyện các sĩ quan, thuyền viên.

Cánh báo in thời đó khá nghèo phương tiện, chỉ có máy ảnh, sổ, bút. Cánh báo nói có thêm thiết bị ghi âm. Còn bên truyền hình, như nhóm của Đài PTTH Hà Nội, có máy quay Panasonic M3000, hệ VHS - những thiết bị tác nghiệp khi đó cũng đã oách, nhưng nay thì các đài truyền hình cả nước không còn sử dụng nữa.

Dù vậy, khi đó, bằng lối quay phim ghi nhanh và tả thực, kết hợp phương pháp khai thác thông tin qua phỏng vấn, ghi chép tư liệu, những nhóm truyền hình đã thu nhập được nhiều thông tin nóng, cùng nhiều cảnh quay mang đậm ngôn ngữ báo chí truyền hình thực tế...

Đó là những chất liệu rất quý để khi về đất liền, lên bàn dựng, khắc họa được diện mạo huyện đảo Trường Sa hoang sơ, thuộc tỉnh Khánh Hòa vừa mới thành lập, là một phần lãnh thổ thiêng liêng quý báu của nước Việt, đáp ứng nhu cầu thông tin trong và ngoài nước đang nóng từng giờ khi đó.

Dẫn đầu chuyến công tác ra Trường Sa lúc đó là ông Võ Nhân Huân - người chiến sĩ Đoàn tàu không số năm xưa.  Chúng tôi đã lênh đênh 15 ngày đêm an toàn trên biển Đông, dù cũng nếm không ít trận sóng lớn chao đảo, những cũng đến được ngót chục đảo nổi, đảo chìm trong khoảng 20 đảo mà Việt Nam nắm giữ chủ quyền lúc đó.

Xa huyện đảo Trường Sa đã hơn 20 năm, mà chúng tôi vẫn nhớ da diết các hình ảnh: Những cơn sóng  biển ào ào ập đến không ngưng nghỉ - gợi xúc cảm về truyền thống lớp lớp người con đất Việt, luôn đồng lòng đứng lên khi Tổ quốc lâm nguy.

Nhớ Trường Sa 41 năm trước

Những hòn đảo nhỏ nhoi sâm sấp hay chìm trong nước mặn, vẫn thấy vươn lên khỏe khoắn lá cờ đỏ sao vàng căng gió, kiêu hãnh khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam...Những cây phong ba xanh ngọc, trải khắp xứ sở bão tố trùng khơi, mọc lên từ các bãi san hô, rung rinh làm duyên với những chùm hoa màu trắng như hoa sữa Hà Nội...

Nơi quần đảo Trường Sa ấy, những người lính đảo trẻ tuổi vẫn ngày đêm nắm chắc cây súng và ánh mắt luôn đăm đắm dõi nhìn mọi động tĩnh trên khắp vùng biển trời bao la... Bây giờ, nơi quần đảo này đã có nhiều đổi thay, nhưng lúc đó, cuộc sống lính đảo giữa trùng khơi mênh mông còn nhiều khó khăn, thức ăn hằng ngày chủ yếu là đồ hộp.

Đặc sản của các anh là nước ngọt, rau xanh. Bạn bè của lính đảo là cây súng, đôi ba chú chó cưng, hay hình ảnh những thiếu nữ xinh xắn - cắt ra từ họa báo, lúng liếng nở nụ cười tươi, treo trên tường nhà trong doanh trại.

Chuyện về những người con của Thủ đô ở Trường Sa

Giữa tháng 4.1995, chúng tôi chia tay Trường Sa, trở về Hà Nội. Liên tiếp các bài viết được đăng tải trên các báo giấy, phản ảnh cuộc sống và công việc rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội và người dân ở Trường Sa. Khi đó, việc ra Trường Sa còn nhiều khó khăn, nên hình ảnh, thông tin về vùng biển, đảo này khá hiếm hoi.

Vậy nên, những bài viết của các nhà báo đã được bạn đọc hồ hởi đón đọc. Cánh báo nói cũng nhanh hoàn thiện bài viết, phát sóng kíp thời. Còn anh em truyền hình tiếp tục quay phỏng vấn những người mẹ, người vợ, người yêu, người con Hà Nội - là thân nhân của quân, dân trên các đảo, rồi gấp rút dựng hình, viết lời bình, ghép nhạc, hòa âm...

lam bao o truong sa
Tặng quà cho mẹ, vợ liệt sĩ Trường Sa, DK1

Sáng 1.4, bà Mười Đào đã tặng 4 phần quà, mỗi phần trị giá 2 triệu đồng cho thân nhân liệt sĩ Trường Sa và DK1 tại nhà riêng của bà ở số 7/11 Lê Tự Tài phường 4 quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 1.5.1995, một phóng sự truyền hình mang hơi hướng phong cách truyền hình thực tế 20 phút về huyện đảo Trường Sa mới thành lập lúc đó, lần đầu xuất hiện trên sóng Truyền hình Hà Nội, và sau đó được phát sóng lại nhiều lần.

Phóng sự chuyên sâu này đã cho thấy toàn cảnh huyện đảo Trường Sa,với chi tiết là cuộc sống và công việc ngày đêm của quân và dân ở các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, An Bang, Đá Tây, Đá Lớn, Tiên Nữ, Sơn Ca, Len Đao, nhà giàn DK1... thật thân thương. Phóng sự này đã được đông đảo công chúng trong và ngoài nước chưa từng đến Trường Sa cảm nhận, chia sẻ.

Đến hôm nay, sau 21 năm đến với quần đảo Trường Sa, chúng tôi vẫn luôn nhớ về chuyến đi không kém phần vất vả, nhưng lại đầy ý nghĩa và thú vị đó. Nhớ những buổi trò chuyện thân tình với lính đảo.

Nhớ những đêm văn nghệ sôi nổi nơi những đảo lớn hay những chương trình biểu diễn ngay trên tàu, mà khách còn đông hơn những “soái biển” - vì bộ đội ở các đảo chìm phải phân công người trực chiến, người đáp xuồng lên tàu xem.

Nhớ những lúc các nhà báo rời tàu lớn xuống xuồng vào đảo chìm, nhưng cũng phải bì bõm lội nước ngang thân qua một bãi dài san hô mới lên được đảo, lên đảo, mặc cho quần còn sũng nước, vẫn mải mê vào cuộc tác nghiệp ngay…

Nhớ lắm Trường Sa, 21 năm rồi chưa có dịp trở lại…

Trần Trọng Văn - Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động