Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XIV: Trọng tâm dành cho hoạt động lập pháp
Hoàn thành vai trò cơ quan lập pháp tối cao | |
Để luật có hiệu lực đi vào cuộc sống |
Xem xét nhiều dự án luật
Trong tuần làm việc thứ tư này, QH sẽ nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về: Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; dự án Luật Quy hoạch; dự án Luật sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư; dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện. |
Cùng đó, QH sẽ tiến hành thảo luận tại hội trường về: Dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi); dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
QH sẽ thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Thủy lợi; dự án Luật Du lịch (sửa đổi); dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; dự án Luật Quy hoạch; dự án Luật Cảnh vệ; dự án Luật Đường sắt (sửa đổi); dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư; dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam…
Vô hình trung hạn chế quyền của doanh nghiệp
Sáng 7/11/2016, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Quản lý ngoại thương, ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), cho rằng dự luật đã ôm đồm quá nhiều vấn đề không cần thiết hoặc không hiệu quả. Do vậy, vô hình trung, nó đã khoác thêm nhiều “tròng” quản lý mới đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại thương, hạn chế quyền tự do kinh doanh của họ.
Ông Vũ Tiến Lộc đã đưa ra ví dụ về quy định hàng tạm nhập tái xuất, quá cảnh từ trước đến nay vẫn được kiểm soát hiệu quả theo Luật Hải quan. Nhưng giờ đưa thêm vào luật mới vừa cồng kềnh, vừa phát sinh giấy phép tạm nhập tái xuất, giấy phép quá cảnh…
Do vậy, Dự thảo cũng "đẻ" ra nhiều loại giấy phép mới, không kèm bất cứ quy định nào về điều kiện để căn cứ cấp giấy phép, mà chỉ quy định duy nhất thẩm quyền là không minh bạch. Ông Lộc cho rằng dự luật này là điển hình của “luật khung”, “luật ống” của Việt Nam.
“Có những vấn đề quản lý mặc dù liên quan tới ngoại thương, nhưng mang tính đặc thù, đã được quy định ổn định trong các văn bản khác, nhưng lại được thiết kế vào luật này, vừa khiến hệ thống pháp luật cồng kềnh, vừa giăng thêm lưới quản lý”- ông Lộc cho biết.
Cùng đó, ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh), cho rằng hiện nay, Bộ Công Thương đã được biên chế cán bộ thuộc bộ tại các cơ quan đại diện để làm nhiệm vụ chuyên môn, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài.
Nếu dự thảo luật quy định thành lập thêm Văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài sẽ làm tăng thêm tổ chức biên chế chưa cần thiết, đồng thời sẽ có sự chồng chéo với nhiệm vụ tổ chức, đẩy mạnh thương mại của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh cho biết cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến và làm rõ sự phân biệt, nguyên tắc hạn chế, cấm xuất – nhập khẩu hàng hoá theo hướng minh bạch, công khai, tránh tình trạng lạm dụng cơ chế quyền lực tập trung vào các cơ quan quản lý Nhà nước.
Ông Tuấn Anh cho rằng nội dung dự thảo luật lần này có thể có một số điều khoản, nội dung gây ra sự e ngại với ĐBQH, doanh nghiệp và xã hội về sự quá tập trung nhiều quyền hạn cũng như quyền lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương xin khẳng định lại nguyên tắc của chúng ta phải rõ ràng, rành mạch trong việc trách nhiệm phải có một cơ quan đầu mối thực hiện để chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và thực thi pháp luật. “Dự luật đưa ra phương án đề xuất hướng tới xã hội hoá, tạo điều kiện cho các hiệp hội, ngành nghề tham gia, chứ không đơn thuần xây dựng bộ máy mới”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Huy động mọi nguồn lực để du lịch phát triển
Chiều 7/11, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Ngọc Thiện thừa ủy quyền Thủ tướng đọc Tờ trình dự thảo Luật Du lịch sửa đổi. Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, sau 10 năm thực hiện, Luật Du lịch 2005 đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và sự phát triển của ngành Du lịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, quá trình triển khai Luật du lịch đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của ngành Du lịch.
Dự thảo Luật lần này có 10 Chương, 79 Điều, được bố cục theo hướng hợp lý hơn so với Luật du lịch hiện hành. Trong đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 56 điều, quy định mới 21 điều và giữ nguyên 2 điều. Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, đối tượng áp dụng, chính sách phát triển du lịch, hành vi bị nghiêm cấm tại Chương I cho hay, dự thảo đã bổ sung đối tượng áp dụng là tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động du lịch ở nước ngoài để làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam khi đi du lịch hoặc tổ chức đưa khách du lịch ra nước ngoài…
Việc xây dựng Luật Du lịch (sửa đổi) nhằm đảm bảo tính minh bạch và khả thi, đáp ứng yêu cầu, hiệu quả thi hành Hiến pháp năm 2013; đồng bộ với các bộ luật, luật mới được ban hành..., tạo cơ sở pháp lý nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho ngành Du lịch phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Du lịch 2005, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho hay, Ủy ban thống nhất với nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 dự thảo Luật: “Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.
Tuy nhiên, chính sách phát triển du lịch còn chung chung. Ủy ban đề nghị Ban soạn thảo rà soát các quy định pháp luật liên quan về ưu đãi đầu tư (theo Luật đầu tư 2014), về doanh nghiệp (theo Luật Doanh nghiệp 2014); đồng thời nghiên cứu chi tiết hóa các chính sách phát triển du lịch, huy động nguồn lực, hỗ trợ phát triển du lịch; lồng ghép phát triển du lịch trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch, đồng thời, bổ sung thêm các điều kiện đặc thù của dịch vụ lữ hành, như điều kiện liên quan đến nhân lực (trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh lữ hành; số lượng hướng dẫn viên cơ hữu)…
Đặng Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32