Để luật có hiệu lực đi vào cuộc sống
Vừa qua, dư luận xôn xao chuyện Cục Hàng không mời cán bộ của Bộ Tài chính đi nước ngoài để tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của Pháp, Thụy Sỹ. Và sau chuyến đi Bộ Tài chính đã ra Thông tư số 151/2013/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay. Với việc các đạo luật chuyên ngành đang ở dạng khung như hiện nay thì việc Bộ Tài chính phải soạn thảo ban hành thông tư hướng dẫn như trên là trách nhiệm của Bộ. Tuy nhiên, Bộ Tài chính là “kế toán trưởng” của quốc gia nói như cách ví của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thì đồng nghĩa bộ này phải có những vụ, phòng, ban, chuyên gia rất giỏi kể cả trong việc quản lý, soạn thảo văn bản pháp quy để hướng dẫn triển khai về mức thu, chế độ thu… với các cảng vụ hàng không. Đâu cần phải Cục Hàng không mời sang các nước “học” mới “đẻ” ra được thông tư hướng dẫn.
Bình luận về nội dung này, TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho hay: “Việc làm trên là không nên. Nếu Bộ Tài chính thấy cần thiết thì tự tổ chức đoàn đi nước ngoài tham khảo, nghiên cứu và nghiên cứu đó phải mang tính độc lập. Phải có tính thẩm định độc lập mới đảm bảo tính khách quan. Khi cơ quan hoạch định chính sách tham gia quá sâu vào cơ quan thụ hưởng chính sách như trên ít nhiều cũng sẽ bị tác động, làm mất tính khách quan”.
Vấn đề đặt ra, nếu như Luật Hàng không dân dụng được xây dựng một cách chi tiết, bài bản chắc chắn sẽ không phải chờ những văn bản hướng dẫn mới thực thi. Đấy cũng là lý do vì sao, ngay đến điều hành giá xăng, dầu chúng ta đã có Luật Giá, song đạo luật này vẫn chung chung, để rồi muốn đi vào thực thi thuộc nhóm hàng, ngành nghề nào Chính phủ phải ban hành nghị định hướng dẫn, rồi Bộ Tài chính và các bộ liên quan cùng ban hành thông tư chi tiết.
Nếu nói luật như dòng sông, nhưng khi dòng sông không thể mang trực tiếp nước đến cánh đồng thì bản thân các văn bản dưới luật là vô cùng quan trọng. Giám sát các văn bản dưới luật còn là một câu chuyện dài; song vấn đề cần bàn là làm thế nào trong công tác soạn thảo luật phải đáp ứng được sự phát triển của thời đại. Nghĩa là một khi luật chuyên ngành đã ra đời là phải đi vào cuộc sống không cần văn bản hướng dẫn.
Lê Hà- N. Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28