Để Quốc hội thực sự là cơ quan lập pháp tối cao

(LĐTĐ) Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có chức năng lập Hiến, lập pháp, giám sát tối cao… từ thành tựu của chặng đường vẻ vang 77 năm xây dựng và phát triển, thời kỳ mới, tình hình mới, Quốc hội đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác làm luật để thực sự là cơ quan dân cử lập pháp tối cao.
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến với 20 dự án luật, nghị quyết Bế mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kể từ ngày Tổng tuyển cử và ra đời Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa khóa I (tháng 1 năm 1946) đến nay, Quốc hội nước ta tròn 77 năm. Gần 8 thập kỷ qua, Quốc hội luôn cụ thể hóa chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng bằng những đạo luật, nghị quyết… không chỉ tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước mà còn khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (1946). Ảnh tư liệu.

Với chức năng lập Hiến, lập pháp và giám sát tối cao, quyết định các vấn đề đại sự của quốc gia, trong dòng chảy lịch sử, Quốc hội luôn hoàn thành sứ mệnh chính trị của mình trước dân tộc và cử tri. Ngoài chức năng chung, cái hay trong hoạt động lập pháp của Quốc hội là mỗi thời kỳ lịch sử với những đòi hỏi mang tính cấp bách của thời đại, thời cuộc… Quốc hội đã kịp thời thông qua, ban hành những đạo luật, nghị quyết có tính đột phá, kịp thời.

Điển hình nhất, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo (Nghị quyết Đại hội lần thứ VI năm 1986 của Đảng), trong bối cảnh chiến tranh kết thúc mới hơn một thập kỷ, khó khăn chồng chất khó khăn, lại bị thực hiện chính sách bao vây, cấm vận… làm thế nào để hội nhập với thế giới bên ngoài, làm thế nào để các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, làm ăn? Đây là những câu hỏi, thách thức rất khó. Với tinh thần “thần tốc”, “những việc cần làm ngay”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Chính phủ nhanh chóng soạn thảo Luật Đầu tư nước ngoài để trình các cơ quan của Quốc hội, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho ý kiến đóng góp để thông qua. Ngày 29/12/1987 tại Hội trường Ba Đình ở Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây chính là tiền đề đặc biệt quan trọng để Việt Nam lần đầu tiên thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội, chấm dứt thời gian dài bị “đóng cửa” với các nguồn lực tài chính từ bên ngoài.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra cương lĩnh đổi mới đưa đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, phát triển các thành phần, loại hình kinh tế (Ảnh: Tư liệu).

Nhận thấy nếu chỉ ban hành văn bản luật về đầu tư nước ngoài mà không đánh thức tiềm lực nội sinh cộng đồng doanh nghiệp trong nước sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong chiến lược phát triển kinh tế, Quốc hội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, soạn thảo các dự án luật để doanh nghiệp trong nước vươn mình với phương châm “phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài”. Kết quả, ngày 21/12/1990, cùng lúc Quốc hội đã thông qua 2 dự án luật: Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân. Đây là các văn bản pháp lý đầu tiên cho phép thành lập các tổ chức kinh tế thuộc tư hữu, bao gồm các loại hình là: Công ty TNHH và Công ty cổ phẩn (thành lập theo Luật Công ty) và doanh nghiệp tư nhân (thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân).

Kể từ khi 2 đạo luật này ra đời, đã phát huy tinh thần dân tộc trên thương trường, dám nghĩ lớn, dám làm lớn, lấy tinh thần dân tộc để cạnh tranh trên khắp mọi miền đất nước, tinh thần của doanh nhân Bạch Thái Bưởi ở thế kỷ XX. Chỉ trong vòng 5 năm (1991-1996), trên địa bàn cả nước đã có hàng chục ngàn công ty, doanh nghiệp được thành lập. Kể từ đây, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tạo ra của cái vật chất cho xã hội, đóng thuế cho Nhà nước, giải quyết hàng trăm ngàn lao động có việc làm mà còn “tính chuyện” vươn mình ra biển lớn. Nhờ Quốc hội kịp thời ban hành 3 đạo luật quan trọng, đất nước đã khoác trên mình tấm áo mới. Xe đạp dần thay thế bằng xe máy, các thương hiệu của nước ngoài đã "ngập tràn” thị trường Việt Nam. Các nguồn lực được giải phóng, Việt Nam từ vị trí thiếu ăn, nghèo vươn lên thành một cực xuất khẩu lương thực của thế giới. Nói lên điều này càng thấy rõ vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và công tác lập pháp của Quốc hội trong giai đoạn có tính bước ngoặt của lịch sử.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, Quốc hội đã kịp thời thông qua các dự án Luật: Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, nhờ đó đã hình thành các khu công nghiệp thu hút được dự án, nguồn tài chính cho sự chuyển mình của kinh tế đất nước.

Thời kỳ mới, tình hình mới, để doanh nghiệp trong nước chuyển mình vươn lên, trong bối cảnh Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu rộng vào sân chơi kinh tế - thương mại toàn cầu, ngày 12/6/1999, Quốc hội chính thức thông qua Luật Doanh nghiệp. Sự ra đời của luật này, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, là bước tiến dài để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tiến lên. Đây là viên gạch đặt nền móng để hàng loạt doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế (nhà nước, tư nhân ra đời), đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh mẽ của tinh thần dám nghĩ lớn, dám làm lớn, dương cao tinh thần dân tộc trên thương trường, đưa doanh nghiệp trở thành chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế. Điều này đã giúp Việt Nam từ nước thu nhập thấp trở thành nước thu nhập trung bình và đang hướng tới nước thu nhập cao vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Nước.

Trong thời gian vừa qua, trước những vấn đề cấp bách, thách thức của cuộc sống như diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 từ năm 2019 đến nay, một đại dịch chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, với vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội bằng trách nhiệm chính trị của mình trước nhân dân và đất nước, đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 về các chính sách phòng, chống dịch bệnh, một Nghị quyết được cho chưa có tiền lệ. Nhờ tính sâu sát và kịp thời của Nghị quyết, Chính phủ, các địa phương đã có nguồn lực để đầy lùi đại dịch nhanh chóng phục hồi sản xuất - kinh doanh và đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường.

Đây chỉ là những ví dụ về thành tựu trong công tác lập pháp suốt những năm qua của Quốc hội. Những ví dụ này chỉ như những chấm son đỏ trong chặng đường vẻ vang 77 năm xây dựng và phát triển vô vàn những nốt son của Quốc hội Việt Nam. Bên cạnh những thành công, vẫn còn nhiều việc phải làm, nhiều điều cần triển khai để Quốc hội xứng đáng là cơ quan lập pháp tối cao. Một trong những điểm còn gây tranh cãi là Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhưng thời gian qua ở một số luật các cơ quan của Quốc hội, Quốc hội mới chỉ ở vai trò “thẩm tra”, cho ý kiến, bổ sung để hoàn thiện dự án luật và thông qua. Còn chức năng soạn thảo văn bản luật do chính cơ quan thực thi pháp luật (hành pháp) soạn thảo. Nhiều năm qua, Quốc hội đã trăn trở, nghiên cứu để đưa ra các giải pháp xây dựng luật ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Việc Quốc hội tiếp tục ban hành Luật Doanh nghiệp tạo tiền đề để các doanh nghiệp phát triển như ngày hôm nay (Trụ sở Tập đoàn Viettel- ảnh Viettel)

Ví dụ như Luật Điện lực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ soạn thảo. Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc thù chuyên môn giao Bộ Công Thương soạn thảo. Bộ Công Thương lại giao lại cho Viện nghiên cứu Chiến lược Công Thương phối hợp Vụ pháp chế, Tập đoàn Điện lực cùng một số đơn vị soạn thảo bước đầu. Sau đó trình ban cán sự Đảng, lãnh đạo bộ xem xét. Tiếp đó, dự án luật được chuyển qua Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan cho ý kiến. Hoàn thiện xong, trình Thường trực Chính phủ. Chính phủ chuyển sang Ủy ban chuyên môn của Quốc hội, rồi chuyển lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển tới kỳ họp của Quốc hội để thảo luận, cho ý kiến thông qua hoặc không thông qua.

Xét về quy trình, cách làm này rất chặt chẽ, nếu đối với Luật của một ngành nghề đặc thù thì cách làm này phù hợp bởi không ai hiểu ngành nghề bằng chính người trong cuộc. Nếu để những người "ngoại đạo", không hiểu chuyên môn xây dựng dự luật có khi Luật ban hành lại không áp dụng được vào thực tế. Song ở phạm trù luật lại nảy sinh vấn đề “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Cơ quan thuộc đối tượng thực thi pháp luật và quản lý lại chính là chủ thể soạn thảo. Vì thế thời gian qua đã gây nhiều ý kiến, tranh luận ngay cả chính trong các đại biểu Quốc hội. Quy trình soạn thảo này liệu có nảy sinh vấn đề lợi ích nhóm như không ít đại biểu từng đề cập.

Một vấn đề nữa là luật “khung”. Có lần một giám đốc doanh nghiệp bộc bạch: Khi đến cơ quan công quyền làm việc, họ chỉ chiếu theo nghị định, thế nên có những thời điểm có những đạo luật có hiệu lực thi hành, nhưng chưa có nghị định hướng dẫn nên doanh nghiệp, người dân đành ngậm ngùi ra về. Điều này, nảy sinh ra nghịch lý: Khi ra tòa, cơ quan tố tụng thường căn cứ vào luật để xử án, nhưng khi đến bộ, tỉnh, thành, sở, ngành làm việc lại thường chiếu theo nghị định, thông tư.

Nói về luật “khung”, luật “ống”, tại buổi làm việc với Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội ngày 22/6/2022, Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ rõ: Luật "ống", luật "khung" là văn bản luật ghi những quy định chung chung, muốn thi hành được phải có văn bản quy định chi tiết, văn bản hướng dẫn thi hành. Tình trạng luật phải chờ nghị định, còn nghị định phải chờ thông tư khiến một số vấn đề của đất nước không được xử lý đúng lúc, kịp thời. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị: “Công tác nghiên cứu lập pháp phải phục vụ kiến tạo phát triển, đồng thời khắc phục các bất cập, khuyết điểm của hệ thống pháp luật hiện hành”.

Để Quốc hội  thực sự là cơ quan lập pháp tối cao
Phát huy chặng đường vẻ vang 77 năm qua, Quốc hội sẽ ngày càng đổi mới trong công tác lập pháp và hoạt động của mình để thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất (Ảnh: QH)

Với phương châm sáng tạo, đột phá, mong muốn Quốc hội thời gian tới tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác làm luật. Hạn chế tối đa luật “ống”, luật “khung” trên cơ sở đạo luật nào có tính dài lâu, mang tính khái quát cao thì có thể dựng luật khung để cơ quan hành pháp căn cứ ban hành các văn bản dưới luật; còn những đạo luật có tính chuyên ngành thì có thể quy định một cách chi tiết để không cần phải ban hành các văn bản dưới luật (nghị định, thông tư). Làm được điều này, sẽ giảm được tình trạng vừa “đá bóng, vừa thổi còi” trong nội tại cơ quan soạn thảo và ban hành văn bản dưới luật.

Cạnh đó, để Quốc hội thực sự là cơ quan lập pháp tối cao, cũng cần mạnh dạn thí điểm hình thức làm luật mới, theo hướng: Giao cho cá nhân, nhóm đại biểu Quốc hội chuyên trách, các cơ quan độc lập trong nước nghiên cứu, trực tiếp soạn thảo dự án luật không có tính chuyên môn, đặc thù. Đây chính là tiền đề từng bước, công tác soạn luật không thuộc phạm vi của cơ quan hành pháp (bộ, Chính phủ). Tách bạch được chức năng lập pháp và hành pháp. Trước mắt, thí điểm làm các dự án luật mang tính cấp bách, ảnh hưởng đến nhiều người để kịp thời lan tỏa trong cuộc sống. Ví dụ, các vấn đề như an toàn thực phẩm, ma túy núp bóng các sản phẩm để đầu độc giới trẻ, học sinh, sinh viên (những vấn đề này đã có trong các dự án luật nhưng quy định vẫn còn chung chung)…

Phát huy truyền thống 77 năm vẻ vang, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tin chắc thời gian tới, với chức năng căn cốt của mình, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới để tạo những bước đột phá trong hoạt động của mình. Trong đó, có vấn đề đổi mới xây dựng, soạn thảo các văn bản luật… để tạo động lực trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước (nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.

Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Phương châm sống và hành động của mọi người, nhất là của thanh niên là: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương những người cộng sản”. Những hạt giống tốt thôi chưa đủ, còn cần phải được ươm mầm, vun vén thì mới có thể phát triển tốt, đủ sức chống chọi với những mầm bệnh. Và việc nhận diện và loại bỏ những mầm bệnh này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

(LĐTĐ) Có thể khẳng định, lý luận chính trị (LLCT) có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị phù hợp với quy luật khách quan. Bên cạnh đó, LLCT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng; là “ngọn hải đăng” soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và cán bộ, đảng viên.
Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động