Kỳ cuối: Phải văn minh hóa cưới xin!
Kỳ 3: Sao lại xé rào? | |
Kỳ 2: Nỗi lòng… | |
Đám cưới xưa, đám cưới nay |
Khi người dân đồng lòng
Vì thế, khi Báo Lao động Thủ đô đăng các kỳ về chủ đề văn minh hóa cưới xin đã nhận được ý kiến đồng thuận của rất nhiều bạn đọc. Đặc biệt, đa số cán bộ, đảng viên, chuyên gia và người dân mà PV trò chuyện đều mong muốn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm tham mưu cho Ban Bí thư ban hành chỉ thị về cưới xin, đám hiếu cũng như tham mưu cho Chính phủ có những quy định cụ thể về vấn đề này.
Về câu chuyện cưới xin hiện nay, PGS.TS Trịnh Hoà Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) nhận xét, đám cưới thời hiện tại đang khôi phục lại rất nhiều tập tục, nhưng về khía cạnh mỹ tục lại không khiến người tổ chức cưới và người đi ăn cưới đều rất mệt mỏi.
Lễ cưới cho các đôi uyên nương là công nhân lao động do LĐLĐ Đà Nẵng tổ chức. ảnh: báo Lao động. |
Bàn về việc phải văn minh hóa cưới xin, ông Bình cho rằng: Trước tiên, tôi vô cùng hoan nghênh về chủ trương này của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thật ra, cuộc vận động văn minh cưới xin đã có từ trước, nhưng thời gian gần đây cưới xin lại trở nên “rình rang”, tốn kém. Do đó, việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những động thái quyết liệt về vấn đề này, cụ thể như thông tin LĐTĐ đưa trên góc độ nhà nghiên cứu tôi cho là việc làm cần thiết và kịp thời. Cũng theo ông Trịnh Hòa Bình, trước đó Thành ủy Hà Nội cũng đã có quy định cán bộ, công chức, đảng viên chỉ được tổ chức đám cưới không được vượt quá 50 mâm cỗ, thậm chí khuyến khích tổ chức đám cưới ngọt nhưng được một thời gian lại đâu vào đấy.
“Bởi thế, theo quan điểm của tôi, để xây dựng văn minh cưới xin thì trước tiên phải phù hợp với năng lực tài chính của mỗi gia đình. Chứ không phải đám cưới là cuộc chay đua rồi sau đó lại phải gánh áp lực trả nợ hoặc nhân đó quan chức trục lợi từ đám cưới. Tôi đặt câu hỏi phải chăng việc làm đám cưới này có gắn với việc tham nhũng, hối lộ ở trong đời sống cán bộ của chúng ta không? Vì vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ và hoan nghênh việc làm của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong vấn đề xây dựng văn minh cưới hỏi, ma chay mà nhất là đối với cán bộ, đảng viên hiện nay”- ông Bình nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay Bộ đã trình Chính phủ dự thảo về văn hoá cưới xin, đám hiếu trong đời sống xã hội, trước mắt là áp dụng cho cán bộ, đảng viên. Để thực sự dân chủ trên tinh thần lắng nghe ý kiến của nhân dân, Chính phủ yêu cầu tiếp tục nghiên cứu và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận. Bộ đang tiến hành thảo luận vấn đề này. |
Với tư cách đảng viên, bà Trần Thị Thuận, nguyên Phó Chủ tịch phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, (trên 50 năm tuổi Đảng) cho biết, cách tổ chức như tôi đã từng làm những năm 1998 để thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị là mời khoảng vài đôi dự định cưới lên Phường kèm theo người đại diện bên nội ngoại. Sau đó, cán bộ tư pháp sẽ hỏi cô dâu, chú rể đã sẵn sàng chưa rồi trao giấy chứng nhận kết hôn trước sự chứng kiến của đôi bên và đại diện pháp luật. Trong buổi hôm đó, cũng chuẩn bị ít hoa quả, bánh kẹo gọi là mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Tất cả thủ tục đó diễn ra chưa đầy tiếng đồng hồ. Đơn giản, nhưng thoải mái và văn minh. Tuy nhiên, cũng chỉ được thời gian đầu xong lại đâu vào đó. Vì vậy, để cưới xin thực sự văn minh tôi cho rằng các cơ quan quản lý nên có một “chế tài” áp dụng với việc tổ chức ma chay, cưới xin.
Từ Tĩnh Gia, Thanh Hóa anh Đỗ Đức Bình một người làm nghề biển khi đề cập tới các hủ tục cưới xin, đám hiếu, các lệ làng với phóng viên cũng mong nhà nước sớm có những quy định để người dân bớt khổ. “Tiền làm ra khó, mà một tháng nào mừng cưới, phúng viếng đám hiếu, tân gia, con vào đại học cũng đủ mệt”- anh Bình cho hay.
Hà Nội nên đi tiên phong
Nói về gương mẫu trong việc thực hiện nếp sống mới liên quan đến cưới xin, ma chay bà Trần Thị Thuận đề nghị Hà Nội nên đi tiên phong về nội dung này. Vì Hà Nội là Thủ đô luôn quyết tâm đi trước về trước trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì trong bối cảnh Thành phố quyết tâm xây dựng Thủ đô xanh - sạch - văn minh thì không có lý do gì không đi đầu trong việc xây dựng đời sống mới trong lĩnh vực cưới, xin, ma chay…
Nói thêm về vấn nạn cưới, anh Nguyễn Trường Sơn, cán bộ Viện Thông tin Khoa học xã hội, cho rằng việc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra các quy chế về cưới xin, ma chay này là rất cần thiết. Bởi theo anh Sơn hiện nay, mỗi khi nhắc đến chuyện đi ăn cưới là lại có những nỗi sợ được thốt lên thành lời. Với lương công chức mà mỗi tháng có đến 3 - 4 cái đám cười thì quả thật để lại nhiều ám ảnh tiền bạc.
Vì vậy, tôi mong muốn sớm có quy chế, quy định mang tính pháp lý về nội dung này để thực sự sao cho đám cưới thực sự là ngày vui trăm năm, chứ không thành “nỗi lo mười năm…!”. Anh Sơn mong muốn tới đây khi Ban Bí thư có chỉ thị; Chính phủ có quyết định hay hướng dẫn cụ thể về nội dung văn minh cưới xin, ma chay, Hà Nội nên là địa phương làm gương trước về vấn đề này. Theo các nhân vật mà PV trò chuyện trên cũng như đa số người dân mà PV tiếp xúc đều mong mỏi Đảng, Chính phủ sớm có chỉ thị, quy định chi tiết mang tính pháp lý về văn minh cưới xin và ủng hộ Thành phố đi tiên phong.
Nói không với phong bì Ông Đặng Mai Hồng, nguyên giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Trước khi Bộ Văn hóa - Thể hao và Du Lịch soạn thảo văn ban tham mưu Đảng, Chính phủ về nội dung liên quan đến cưới xin, đám hiếu thì Bộ cũng phải thông báo rộng rãi với nhân dân xem Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị năm 1998 còn hiệu lực không? Lý do vì sao lại phải tham mưu ban hành chỉ thị mới? Còn với góc độ công dân, tôi cho rằng đã đến lúc Nhà nước phải có quy chế về đám cưới, đám hiếu bằng văn bản dưới luật để tiến tới xây dựng những đám cưới văn minh theo đúng nghĩa trên tinh thần nói không với phong bì! |
L.Hà - P.Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40