Văn minh hóa cưới xin: Mệnh lệnh của cuộc sống

Kỳ 2: Nỗi lòng…

Đối với những người có thu nhập trung bình, mỗi lần nhận được thiệp mời, cảm giác buồn, vui lẫn lộn!
ky 2 noi long Đám cưới xưa, đám cưới nay

Người thu nhập thấp khốn khổ

Mùa cưới, chạy đâu cũng không thoát. Người thu nhập khá cũng khổ, người thu nhập thấp, trung bình đang phải đi thuê nhà; hoặc có hai con đang học thì còn “ngao ngán” hơn nhiều. Nguyễn Ngọc Đông, nhân viên kinh doanh cho một công ty dược phẩm (hiện đang thuê nhà tại khu tập thể Vĩnh Hồ - Đống Đa) tâm sự: Tổng thu nhập tháng khoảng gần 6 triệu đồng, trong khi phải bỏ ra 1 triệu đồng cùng với 3 người bạn thuê nhà, nên cứ mỗi năm đến mùa cưới là sợ.

Đông kể, vì thanh niên, quan hệ cũng rộng, nên có những tháng cao điểm nhận 4 - 5 chiếc thiệp mời cưới là chuyện bình thường. Mỗi đám thấp nhất tiền mừng 500 nghìn, vì thế có những tháng tình trạng tài chính rơi vào con số âm. “Ngán lắm nhưng không thể không đi. Mình chưa lấy vợ, giờ không đi sau mình mời, ai đi. Hơn nữa đa số là bạn bè và các mối quan hệ xã hội không đi không được”- Đông cho hay.

ky 2 noi long
Mỗi lần nhận được thiệp mời đám cưới, mỗi chúng ta cảm giác buồn, vui lẫn lộn (Ảnh minh họa)

Còn chị Nguyễn Thị Hương, nhân viên văn phòng một công ty thương mại tại Hà Nội chia sẻ: “Lương của tôi trung bình 5 triệu/ tháng. Trong đó, riêng thuê nhà đã hết 1 triệu, điện nước, ăn uống cũng rơi vào khoảng 3 triệu. Mỗi tháng chắt bóp lắm thì còn lại 1 triệu cho các khoản chi tiêu cá nhân mà tháng nào cũng đều đặn vài cái đám cưới thì không còn một đồng. Năm nay được tuổi nên gần như đến mùa cưới thực sự là ác mộng của tôi. Bạn bè bằng tuổi thay nhau gửi thiệp. Có tháng cao điểm tôi có 5 cái đám cưới, 2 cái mừng sinh nhật. Mới ra trường đi làm nên tháng nào phải đi ăn cưới nhiều thì xác định phải vay bạn bè hoặc gọi về xin gia đình”.

Những người thuê nhà đã vậy, những đối tượng về hưu còn khổ không kém. Có lần tâm sự với PV, ông Dân ở phường Thịnh Quang (Đống Đa) cho hay: Lương về hưu của ông trên 5 triệu đồng/tháng, vào mùa cao điểm ông nhận hàng tá thiệp mời cưới. Nào khu phố, nào nào bạn bè cơ quan cũ, nào anh em họ hàng ở quê, đủ cả. Ông Dân tính, có tháng cao điểm số tiền dùng cho việc đi cưới xin, ma chay lên tới cả chục triệu. “May mà có chút tích lũy, chứ nhờ vào đồng lương mà cứ cưới xin tùm lum thế này thì gay” - ông Dân cho biết.

Thành phố là vậy, thôn quê khổ còn hơn thế. Vừa rồi người viết có dịp về quê nội Thanh Hóa và quê người bạn thân Hưng Yên được nghe kể câu chuyện đi đám mới thấy hết nỗi bi ai. Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng một tháng không biết phải đi bao nhiêu là đám. Hết đám cưới, đam tang; đám hiếu, sang cát rồi cả tân gia nhà, sinh nhật con, cháu; mừng con đỗ đại học giờ đây cũng tổ chức cơm thân mật. Thu nhập không cao, mỗi đám như vậy tiền mừng cũng phải từ 100 đến 200 nghìn đồng, tình làng nghĩa xóm không đi không được. Nhưng đi thì có lúc không biết xoay xở vào đâu!

Người thu nhập cao cũng hết hơi

Cách đây 2 năm, mỗi lần đi cưới, nếu là gia chủ không thân lắm, tiền mừng trung bình khoảng 300 nghìn đồng, nhưng nay do giá cả tăng cao, mâm cỗ đặt cũng tăng theo, nên đi cưới tiền mừng thấp nhất 500 nghìn đồng; thân hơn chút tiền triệu…

Tân làm cho một tập đoàn tư nhân, lương tháng khoảng 15 triệu đồng, so với mặt chung thu nhập thế là khá cao, song anh cũng “phát rồ” về mấy cái chuyện đám. Anh kể, ở tập đoàn anh số lượng người trẻ tuổi rất nhiều, cứ vào mùa cưới là gần như cả tuần kín lịch; đấy là chưa kể anh em, họ hàng, con cái của bạn bè. Anh nói, có những tháng tiền đưa về “nộp vợ” chỉ còn 3 - 4 triệu đồng, khiến không ít lần vợ “nghi ngờ” có bồ nhí. Còn chị Hằng Thương công tác ở cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng kêu trời, cứ vào mùa cưới là thâm hụt ngân sách nghiêm trọng.

Như đã đề cập, tùy theo mối quan hệ mà “đóng” phong bì bao nhiêu là chuyện đã rồi. Nhưng nay, mỗi khi nhận được thiệp mời cưới, người nhận phải soi xem gia chủ tổ chức ở đâu. Tổ chức ở các nhà hàng, khách sạn trung bình thì “ba rem” tiền mừng vẫn thế, song nếu gia chủ lại chọn địa điểm sang trọng như khách sạn 5 sao thì không thân cũng phải thay vì phong bì 500 nghìn lên thành 1 triệu đồng.

Vì mỗi người đi cưới đều biết rằng, thuê những nơi như thế tổ chức cưới khá đắt tiền, mình đi ăn cưới đóng phong bì như chỗ bình thường không đành! Chả thế, chị Hằng một phụ huynh có con cùng học với lớp con người viết tâm sự: Mới tháng 7, ngoài việc lo tiền nhập học cho hai đứa sinh đôi rất tốn kém, còn nhận được 3 cái đám cưới của con các đồng chí lãnh đạo cơ quan của chị và chồng. “Đã lãnh đạo, đám cưới nào cũng tổ chức khách sạn, chuyến này hết hơi”- chị Hằng cho hay.

Những nhân vật mà chúng tôi đề cập chỉ là điển hình về nỗi khổ của rất nhiều người dân đang phải chịu cảnh khổ về những hủ tục liên quan đến cưới xin hiện nay.

Lo tổ chức đám cưới cũng mệt

Thời buổi kinh tế khó khăn, giá các mặt hàng, dịch vụ tăng cao nên nhiều đôi uyên ương dù quan niệm “chuyện cưới xin chỉ có một lần” nhưng vẫn phải chắt bóp từng khoản chi tiêu mới dám mơ về đám cưới. Cặp đôi Lan Anh – Mạnh Hưng (Bắc Giang) đều là công nhân trong công ty may tư nhân, lương mỗi người chỉ 3-4 triệu đồng/tháng nên khi chuẩn bị đám cưới, cả hai rất đau đầu. Lan Anh chia sẻ: “Chúng mình gặp rất nhiều khó khăn khi chuẩn bị làm đám cưới. Suốt cả năm qua, hai đứa đã phải lên kế hoạch chi tiết cụ thể những khoản cần chi cho đám cưới kèm theo số tiền ước tính bao gồm váy cưới, giường tủ cưới, ảnh cưới, tiền cỗ cưới.

Tính ra một mâm cỗ rẻ nhất cũng khoảng từ 2 triệu đồng trở lên. Một đám cưới khoảng nhỏ thì cũng khoảng 40 - 50 mâm. Các khoản chi phí cho đám cưới tiết kiệm nhất cộng lại cũng khoảng 70 - 80 triệu đồng. Đồng lương chưa đủ sống, bố mẹ ở quê lại nghèo, nên xác định muốn cưới cũng phải chạy vạy vay họ hàng tổ chức, sau đó lấy tiền mừng đi trả nợ”.

Những công nhân có thu nhập lo cưới đủ thấm mệt, những gia đình sống bằng nghề nông hoặc cán bộ về hưu ở thôn quê hoặc ngoại thành Hà Nội còn mệt hơn. Nếu như thành phố, tiền cỗ, bàn, địa điểm cưới gia chủ thường chỉ đặt cọc khoảng 30- 50% trên tổng số tiền thuê trọn gói là khâu dịch vụ họ lo chu đáo, cưới xong “mới lấy mỡ nó rán nó- trả nợ”. Còn ở quê, các khâu liên quan đến cưới đều là “tiền tươi, thóc thật”. Vì ăn uống linh đình, nên mỗi lần tổ chức đám cưới cho con, phải họp anh em, họ hàng thân thiết huy động vốn, cưới xong mới lo trả nợ. Thậm chí, không ít nhà còn phải vay ngân hàng để lo đám cưới con.

L.Hà - P.Bùi

Kỳ 3: Sao lại xé rào?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

Ngày 19/4: Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, khu vực Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 36 độ C.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 18/4: Sáng sớm có mưa dông, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 18/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; trưa chiều giảm mây hửng nắng.
TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

(LĐTĐ) Nhiều học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dù chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng mỗi ngày vẫn đến trường bằng xe máy, gây nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Khi bị Cảnh sát giao thông xử phạt, tạm giữ xe thì các em đều viện nhiều lý do khác nhau.
Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

Công nhân đội nắng thi công cải tạo tuyến kênh dài nhất TP.HCM

(LĐTĐ) Dưới cái nắng như thiêu đốt, nhiều công nhân vẫn miệt mài thi công cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, để hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Xem thêm
Phiên bản di động