Đám cưới xưa, đám cưới nay
Cưới văn minh, cưới hạnh phúc | |
Nỗi lo mùa cưới! |
Do đó, việc Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du Lịch Nguyễn Ngọc Thiện “hứa” trước các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ ba (Khóa XIV) sẽ tham mưu Ban Bí thư, Chính phủ ban hành Chỉ thị về văn minh cưới hỏi… là một chủ trương cần sớm thành hiện thực.
Thời xưa nghèo song đám cưới thật vui, thời nay đời sống khấm khá lên, dường như đám cưới đang đánh mất dần đi ý nghĩa thực của nó; thậm chí trở thành gánh nặng về tài chính đối với không ít người!
Nhớ về cưới xưa
Chúng tôi những thế hệ 7x, tuy không được từng trải về những tháng ngày gian khó của đất nước (xét về kinh tế) như thế hệ 5x, 6x nhưng với các lễ “vu quy” cũng được chứng kiến rất nhiều.
Nhớ lại những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, khi đó đất nước còn nghèo, cơm chưa đủ ăn, áo không đủ mặc song mỗi lần tổ chức đám cưới thật vui. Ở thôn quê, đám cưới đa số là tiệc ngọt, cau trầu. Và chuyện cưới xin là phần của nhà trai, nhà gái chỉ mời họ hàng thuốc, nước, trau cầu. Cụ thể, ngoài đám hỏi, dạm ngõ thì đến ngày cưới nhà trai tổ chức đón dâu về tổ chức đám cưới.
Trong tiệc cưới, chỉ có trầu, cau dành cho các cụ cao niên; bánh kẹo, thuốc lá cho thanh niên và trẻ nhỏ. Hội hôn chủ yếu là các tiết mục văn nghệ tự hát cho nhau nghe. Sau khi kết thúc hôn lễ, nhà trai làm mấy mâm cỗ mời nhà gái ở lại chung vui. Nhà gái hầu như không phải làm gì. Thành phố cũng vậy, đám cưới thời bao cấp, đa số cũng chỉ tiệc ngọt, nhà gái cũng không phải đứng ra tổ chức linh đình đám cưới cho con về nhà chồng.
Đám cưới xưa thật giản dị. Ảnh tư liệu |
Cái hay của đám cưới xưa là không có “chế độ” phong bì, bạn bè thân nhau mua ít đồ để tặng. Bởi thế, tính biểu trưng đúng quà tặng hôn lễ rất cao. Khi đề cập vấn đề này, ông Đặng Hùng ở Kỳ Anh vừa chân ướt, chân ráo từ Hà Tĩnh ra nhà người em cùng khu tôi sống (Thái Thịnh) để chữa bệnh tâm sự: Quê “tui” nghèo trước đây đám cưới giản đơn lắm, chả hiểu răng hơn mười năm lại đây đám cưới, đám xin linh đình quá. Tiền làm ra ít, mà mỗi tháng chỉ lo đi đám cưới, mừng nhà mới cũng “thấm mệt”. “Chả hiểu ra răng, cứ thấy nói xây dựng đời sống văn hóa mới mà mấy cái chuyện đám có mới mô”- ông Hùng cho hay.
Đến đám cưới nay
Cùng với đổi mới nền kinh tế, hội nhập với nước ngoài đời sống kinh tế khấm khá lên thì đám cưới, đám hỏi cũng có những “đổi mới” rất nhiều so với trước. Điều đáng nói sự đổi mới này không phải để bắt nhịp với xu thế hội nhập mà ngày càng trở nên “phức tạp”. Hiểu đúng nghĩa thay vì đi vui hôn lễ thiên về yếu tố tinh thần là chính, giờ đây đám cưới đang quá nặng về yếu tố vật chất.
Từ thành phố đến thôn quê đâu đâu cũng cỗ bàn linh đình. Thay vì người thân thiết mới mời nhau, thay vì tặng nhau những món quà cưới ý nghĩa, giờ đây để thuận tiện tất cả khách đến cưới đều đóng phong bì cho nhẹ. Và mọi người đã quen gọi đi “ăn cưới”. Thế nên, giờ đây gia chủ muốn tổ chức cưới thì trong tay ít nhất phải có 50 triệu đồng trở lên.
Anh Minh, bạn học cùng lớp với anh trai tôi định cư ở Canada khá lâu, năm vừa rồi quay về Việt Nam thăm bố mẹ chứng kiến hai đám cưới (một ở Hà Nội, một ở Thanh Hóa) tâm sự chân thành: Nếu nói về phương tiện giao thông như ô tô, hay công nghệ thông tin ở mình chẳng kém gì nước ngoài, song xét dưới góc độ văn minh, cụ thể như văn minh cưới hỏi thì rất lạc hậu so với các nước phát triển.
Anh Minh dẫn chứng, ở nước ngoài đám cưới tuyệt đối khách đến dự không đóng phong bì; đám cưới tổ chức rất đơn giản, thân thiết lắm mới đến và đa số là tiệc ngọt hay búp- phê. “Còn ở ta từ thôn quê đến thành phố hễ đám cưới là tiệc linh đình, đến để ăn cưới chứ không phải để dự đám cưới. Và thật “ngượng” khi phải đóng phong bì rồi bỏ vào cái thùng hình trái tim”- anh Minh cho hay.
Một phòng khách sạn chuẩn bị cho tiệc cưới ngày nay. Ảnh minh họa |
Cùng chung quan điểm với anh Minh một số người mà tôi có dịp gặp gỡ cũng cho rằng, sẽ không quá ngoa khi nói cưới, xin hiện nay là hình thức đi “nộp” phong bì. Nhiều gia chủ thậm chí chẳng nhớ nổi mặt khách đến dự ngày lễ của con mình, mà đa số chỉ điểm danh trên chiếc phong bì. Ai đến? Đi bao nhiêu để nhớ sau này ‘trả nợ” là xong!
Thành phố đất chật, người đông. Vì không có nơi tổ chức đám cưới nên đa số đều đặt khách sạn, nhà hàng. Nhưng không có nghĩa là đặt rồi thì không phải lo có khi phải “môn đăng hộ đối” hơn cả chốn thôn quê. Phố cũng như quê, quy mô cưới (độ hoành tráng và số lượng mâm cỗ) tùy thuộc vào mối quan hệ cũng như “quyền uy” gia chủ ra sao. Nhà bình thường đặt vài ba chục mâm, người có mối quan hệ rộng từ 50 đến cả vài ba trăm mâm… thậm chí tổ chức vài ba ngày mới xong. Đi cưới chẳng khác gì đi hội, miễn sao “nhét” được cái phong bì vào thùng mới cảm thấy đã hoàn thành nhiệm vụ. |
Và như đề cập phần trên thời bao cấp, đám cưới thật giản đơn, chuyện cưới xin là của nhà trai. Song không hiểu vì đâu, trong khoảng 2 thập kỷ qua từ đô thị đến nông thôn chuyện cưới xin trai, gái như nhau. Ở quê nhà gái cũng tổ chức đóng rạp, mời họ hàng, hàng xóm, bạn bè thân hữu đến ăn uống linh đình để mừng lễ con gái đi lấy chồng; Thành phố nhà gái cũng đặt nhà hàng, khách sạn chẳng khác gì nhà trai. Trong khi nhà trai cũng tổ chức ăn cưới như vậy.
Nhớ lại lần tôi cưới vợ (Chương Mỹ, Hà Nội), vì nhà trai ở xa nên tôi quyết định đám hỏi diễn ra trước lễ cưới hai ngày. Quyết định đã được chốt, cô vợ tương lai dãy nảy lên, “anh làm thế chết em rồi”!, Tôi hỏi tại sao lại chết, thì nhận được câu trả lời ở quê cứ dựng rạp hỏi là sẽ tổ chức ăn uống triền miền từ khi hỏi đến ngày cưới. “Tận hai ngày anh biết nhà em phải tổ chức bao nhiêu mâm không? Tốn kém bao tiền không?”. Tôi chả biết trả lời sao. Không chỉ một vùng thôn quê ở Chương Mỹ mà đa số các vùng quê hiện nay đều như vậy.
Thành phố đất chật, người đông. Vì không có nơi tổ chức đám cưới nên đa số đều đặt khách sạn, nhà hàng. Nhưng không có nghĩa là đặt rồi thì không phải lo có khi phải “môn đăng hộ đối” hơn cả chốn thôn quê. Phố cũng như quê, quy mô cưới (độ hoành tráng và số lượng mâm cỗ) tùy thuộc vào mối quan hệ cũng như “quyền uy” gia chủ ra sao. Nhà bình thường đặt vài ba chục mâm, người có mối quan hệ rộng từ 50 đến cả vài ba trăm mâm… thậm chí tổ chức vài ba ngày mới xong. Đi cưới chẳng khác gì đi hội, miễn sao “nhét” được cái phong bì vào thùng mới cảm thấy đã hoàn thành nhiệm vụ.
Cũng vì sự phức tạp của cưới xin mà người viết không ít lần chứng kiến cảnh dở khóc, dở cười đó là chỉ trong một con ngõ nhỏ, khu phố nhưng cả nhà trai, nhà gái đều tổ chức cùng một ngày, thậm chí cùng một thời điểm… Nên khi đi ăn những nhà được mời nháo nhác phân chia chồng đi dự nhà trai, vợ đi dự nhà gái…
L.Hà- P.Bùi
Kỳ 2: Nỗi lòng…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07
Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa 17/12/2024 08:11