Xã hội hóa văn học - nghệ thuật: Vẫn chỉ là khởi động

Kỳ 4: Xã hội hóa văn học: Khó tránh quy luật lợi nhuận

(LĐTĐ) Trong bất cứ lĩnh vực nào, xã hội hóa được đánh giá là xu thế phát triển chung, góp phần phát huy hiệu quả tối đa cho các hoạt động. Đối với văn học, xã hội hóa chính là phương thức duy trì, phát triển, tạo sức sống lâu dài cho nền văn học. Những năm gần đây, nhiều hoạt động sáng tác, xuất bản, quảng bá văn học đã được xã hội hóa và nhận được sự ủng hộ của nhiều “mạnh thường quân”. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại không tránh khỏi quy luật lợi nhuận.
ky 1 xa hoi hoa van hoc kho tranh quy luat loi nhuan Xã hội hóa văn học nghệ thuật: Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo

Đời sống văn học bị chi phối

Trong tham luận với chủ đề “Hai mặt của xã hội hóa văn học” tại Hội thảo khoa học “Nhìn lại các hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành đến nay”, nhà phê bình văn học Chu Giang (nguyên Giám đốc NXB Văn học) phân tích: “Xã hội hóa văn học thực ra là thị trường hóa văn học trên 3 lĩnh vực: Lĩnh vực sáng tạo bao gồm cả nghiên cứu, dịch thuật; lĩnh vực tiếp nhận bao gồm người đọc, người xem văn học mạng và người đọc trên mạng; lĩnh vực trung gian bao gồm xuất bản, in, phát hành, môi giới tác quyền... Hiện nay, lĩnh vực này đang chi phối toàn bộ đời sống văn học...”.

ky 1 xa hoi hoa van hoc kho tranh quy luat loi nhuan
Xã hội hóa hoạt động xuất bản đã tác động nhiều mặt đến thực tiễn đời sống văn học. Ảnh: B.T

Trở về thời kỳ “văn học thời bao cấp”, có các thế hệ nhà văn như Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Cao Tiến Lê, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi… đều thuộc biên chế của một hội đoàn hay cơ quan đơn vị, sống bằng đồng lương nhà nước để sáng tác, họ đều là hội viên của Hội Nhà văn. Các nhà văn là hội viên dù ở cơ quan nào cũng được dành cho thời gian sáng tác khoảng 3 tháng trong năm, đó được coi là thời kỳ “lồng ghép sáng tạo” của văn học, các nhà văn vừa công tác vừa sáng tác. Văn học thời kỳ này đã để lại một nguồn tác phẩm có giá trị cho nhiều thế hệ.

Còn ngày nay, từ khi được “cởi trói”, người viết văn đông lên gấp bội. Nếu gọi chung những người sáng tác văn học là “tác giả” thì cả nước sẽ lên đến hàng vạn người. Ngay như Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay cũng đã trên một nghìn hội viên; Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội và các tỉnh thành cũng vô cùng đông đảo; đó là chưa kể các nhóm thơ, nhóm sáng tác theo chuyên ngành hay địa bàn còn đông hơn nữa; Chỉ riêng các nhà thơ đương đại viết về Huế cũng có hơn 1.000 người; Hội thơ Đường luật Việt Nam cũng có tới cả vạn tác giả….

Thiếu tướng Nguyễn Phương Diện - Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương:

Một số cá nhân, tổ chức nhận thức chưa đúng về chủ trương, mục đích và bản chất của xã hội hóa và xã hội hóa các hoạt động văn học nghệ thuật, nổi lên 2 khuynh hướng lệch lạc chủ yếu. Khuynh hướng thứ nhất, cho rằng xã hội hóa là cơ hội, là cứu cánh cho văn học nghệ thuật phát triển trên lĩnh vực nào cũng có thể xã hội hóa mà quên rằng văn học là một hoạt động đặc biệt nên có những lĩnh vực Nhà nước đầu tư hoàn toàn.

Khuynh hướng thứ hai, chưa phân biệt rõ giữa xã hội hóa với tư nhân hóa, từ đó chưa thấy hết vai trò quan trọng của Nhà nước cả trong quản lý và đầu tư cho các hoạt động văn học nghệ thuật. Nhận thức sai lầm này dẫn đến một số tổ chức, cá nhân hoạt động một cách tự phát, nặng về mục đích lợi nhuận.

Điều đó chứng tỏ đời sống tinh thần ở lĩnh vực văn học đã trở thành hoạt động quần chúng, không còn bị “bó hẹp” ở các tác giả chuyên nghiệp hay đã thành danh như trước kia. Trong khi đó, ngày nay, bạn đọc tiếp nhận văn học cực kỳ phong phú và đa dạng, biểu hiện rõ là hàng năm số lượng xuất bản từ các nhà sách rất lớn nhưng vẫn tiêu thụ hết.

Các đường sách, nhà sách, siêu thị sách, lễ hội sách có ở khắp nơi từ thành phố lớn đến các tỉnh lẻ. Tuy nhiên, một tác giả muốn xuất bản sách sẽ rất khó khăn để tiếp cận với độc giả nếu như họ không phải là một nhà văn nổi tiếng, có sách thuộc dạng “best seller”, còn các nhà xuất bản thì chẳng dại gì xuất bản một cuốn sách mà biết chắc sẽ chẳng bán được.

Bởi thế, cần đến lĩnh vực trung gian để in ấn, phát hành, tiếp thị đến độc giả, cụ thể là nguồn lực tài chính, thẩm định lựa chọn tác phẩm, phân phối xuất bản sản phẩm. Tất cả những điều này đều không tránh khỏi quy luật lợi nhuận. Khi quy luật này chi phối tác phẩm, thì độc giả cũng bị chi phối và thẩm mỹ văn học của cả thế hệ cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.

Xuất hiện nhiều “hàng chợ”

Như đã nói, xã hội hóa hoạt động văn học thực chất là thị trường hóa nó, vì vậy không tránh khỏi quy luật của lợi nhuận. Khu vực tư nhân liên kết xuất bản sẽ làm tất cả để có lợi nhuận. Một vài cơ sở xuất bản lớn đang chi phối giới xuất bản và dư luận văn học.

“Nhiều cuốn sách có nội dung kích dục, phản văn hóa như “50 khoảnh khắc tự do” được in đi in lại nhiều vạn bản. Cuốn hồi ký “Quyền lực bà Rồng” của Trần Lệ Xuân cũng được in lại nhiều vạn bản. Sách càng bị cấm, bị thu hồi càng được in ấn phát hành ngầm càng nhiều”, “Về xuất bản hiện nay chưa phải là tự lo đầy đủ. Nhà nước không kiểm duyệt nhưng nhà xuất bản duyệt trước. Nếu các đại gia chi phối được nhà xuất bản thì họ chi phối được đời sống văn hóa. Đó là vấn đề nổi cộm nhất trong xã hội hóa văn học hiện nay. Nên chăng, có cơ chế cho tác giả được tự do xuất bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật?”, nhà phê bình văn học Chu Giang đặt câu hỏi.

Theo TS. Nguyễn Anh Vũ – Giám đốc NXB Văn Học, xã hội hóa hoạt động xuất bản đã tác động nhiều mặt đến thực tiễn đời sống văn học. Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận vẫn tồn tại không ít những hệ lụy, như một bức tranh nhiều mảng màu sáng tối tác động tiêu cực đến hoạt động xuất bản cũng như đời sống văn học trong nước.

Xét ở khía cạnh sáng tạo văn học, với việc phải chạy theo thị hiếu xuất phát từ nhu cầu giải trí nhất thời, đơn thuần của độc giả cùng với mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu của một bộ phận người viết và những nhà xuất bản, đang xuất hiện ngày càng nhiều những thứ “hàng chợ”, những cái gọi là tác phẩm văn chương mang nặng tính câu khách, giải trí rẻ tiền trong đời sống văn học Việt Nam.

Trong khi đó, những tác phẩm có giá trị thực sự, những thể loại văn học phục vụ hữu ích công tác nghiên cứu, cho việc bổ sung kiến thức và nâng cao dân trí dường như ngày một thưa thớt hơn. “Những chiêu thức tiếp thị, quảng cáo, lăng xê rầm rộ thiếu trung thực, mang nặng tính câu khách đã đưa đến tình trạng nhiễu loạn trong hoạt động tiếp nhận văn học”, TS. Nguyễn Anh Vũ khẳng định.

Lợi nhuận không chỉ chi phối vấn đề xuất bản, dịch vụ, mà còn vươn tới những giải thưởng văn học. Nhìn lại hệ thống các giải thưởng và việc vận hành trao giải thưởng trong những năm qua cho thấy: Giá trị các giải thưởng văn học ngày càng chịu sức ép từ nhiều “lực lượng” khác nhau, trong đó các giải thưởng truyền thống bị các giải thưởng nước ngoài, tư nhân trong nước lấn át bởi tính thực dụng, truyền thông của nó. Công chúng văn học hiện nay có xu hướng thờ ơ, bàng quan với các loại giải thưởng. Một phần có quá nhiều giải thưởng mang tính “xin - cho” khiến giá trị, uy tín của giải thưởng bị giảm sút.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

(LĐTĐ) “Nắng, thiếu nước, vườn nho sắp héo khô hết rồi”. Đó là những câu nói thường xuyên được nhắc đến của nhiều hộ dân trồng nho tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vào thời điểm này.
Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024.
Ba Vì: Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024

Ba Vì: Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Phòng Giáo dục Đào tạo cùng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ba Vì tổ chức Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024; biểu dương khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024.

Tin khác

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

(LĐTĐ) Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa chính thức được ra mắt công chúng và những người yêu nghệ thuật. Từ đó, hình thành nên tour đi bộ đầu tiên ở Hà Nội tham quan các không gian nghệ thuật công cộng.
Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”.
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Xem thêm
Phiên bản di động