Xã hội hóa văn học nghệ thuật: Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo
Gần 200 học giả trong và ngoài nước dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông | |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự hội thảo về hệ thống giáo dục mở | |
Nâng cao giám sát các vấn đề dân sinh |
Hội thảo hướng đến ba mục tiêu chủ yếu là đánh giá tác động của chủ trương xã hội hóa đến thực tiễn văn học nghệ thuật trên tất cả các phương diện từ khi ban hành chủ trương đến nay; phân tích thực tiễn, chỉ ra những thành công và hạn chế của chủ trương trên từng lĩnh vực văn học, nghệ thuật cụ thể; đề xuất các kiến nghị, giải pháp tiếp tục hoàn thiện chủ trương, cơ chế chính sách xã hội hóa, góp phần xây dựng định hướng và dự báo xu hướng vận động.
Toàn cảnh Hội thảo |
70 tham luận tại hội thảo đã tập trung đánh giá tác động của chủ trương xã hội hóa đến hoạt động văn học, nghệ thuật trên tất cả các phương diện, từ tổ chức, quản lý đến đầu tư, sáng tạo, giao lưu, quảng bá, đồng thời phân tích thực tiễn, chỉ ra thành công và hạn chế trên từng lĩnh vực, đưa ra các bài học, kiến nghị giải pháp thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật trong thời gian tới.
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trung ương nêu rõ: Xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật là một chủ trương lớn, đúng đắn và cần thiết, được khẳng định trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là các nghị quyết về văn hóa, nghệ thuật thời kỳ đổi mới.
Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ đã thể chế hóa bằng nhiều nghị quyết, chỉ thị, nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Nghị quyết số 90-CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này được thuận lợi và đúng đắn.
Đến nay, sau hơn 21 năm thực hiện, chủ trương xã hội hóa hoạt động văn học, nghệ thuật đã từng bước lan tỏa trong đời sống, tạo được sự hưởng ứng tham gia rộng rãi của các lực lượng trong xã hội, huy động nguồn lực to lớn để phát triển văn học, nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu phải tổng kết, đánh giá toàn diện, có tính hệ thống về chủ trương, trên cơ sở đó tiếp tục ban hành những quyết sách đúng đắn, kịp thời về vấn đề này.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS. TS Phan Trọng Thưởng cảm thấy lo lắng, bởi sau 21 năm thực hiện đến nay, tình hình vẫn không khả quan hơn. Hiểu khác nhau nên làm khác nhau, dẫn đến việc xã hội hóa văn học nghệ thuật khi đi vào cuộc sống vẫn còn vướng mắc và nảy sinh không ít vấn đề trong tất cả các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, văn học, xuất bản…Một trong những vấn đề nhận được nhiều ý kiến tại hội thảo là việc xã hội hóa đang tạo ra những giá trị ảo, những "hàng chợ" không có tính nghệ thuật, chỉ chạy theo tính giải trí, vì vài đồng tiền mà bỏ qua giá trị tác phẩm.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, xã hội hóa với văn nghệ sĩ là tài năng được thừa nhận, tác phẩm được thừa nhận, tạo được tiếng vang với công chúng và có sức sống lâu dài. “Xã hội hóa làm ra cả nghìn câu lạc bộ thơ, nhưng tôi đọc thì không có bài thơ nào hay, có sức sống lâu dài. Nhà xuất bản Hội nhà văn có 1.125 đầu sách được phát hành trong một năm nhưng chất lượng thì như thế nào? Chúng ta có cả một vườn sản phẩm được gọi là văn hóa nhưng thực chất văn hóa được bao nhiêu? Tác phẩm phải đi vào lòng người, đấy mới là xã hội hóa cao nhất”, Nhà thơ nói.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong nhiều vấn đề còn tồn tại của xã hội hóa hoạt động văn học, nghệ thuật, bao trùm lên tất cả là nhận thức của các nhà quản lý, của những người làm công tác văn hóa còn chưa đúng, đã dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc khi thực hiện xã hội hóa vẫn còn có nhiều bất cập.
Những bất cập đó như: Các chính sách về ưu đãi đầu tư không được như mong muốn, sử dụng ngân sách Nhà nước khó khăn; khi làm nghị định, thông tư thì không chú ý đến tầm quan trọng của văn hóa tinh thần nên việc thực hiện vướng mắc. Do vậy, hội thảo lần này được tổ chức đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh hướng về các hoạt động văn học, nghệ thuật được xã hội hóa. Thực trạng về suy thoái đạo đức, về các hiện tượng đáng báo động trong xã hội có một phần đóng góp từ việc buông lỏng quản lý văn hóa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Việc xã hội hoạt động văn học, nghệ thuật không phải Nhà nước buông lơi về lãnh đạo và đầu tư mà là nhằm huy động nguồn vốn của xã hội, tăng mức hưởng thụ của người dân. Dù quá trình xã hội hóa hoạt động văn học, nghệ thuật còn nhiều bất cập nhưng suy cho cùng, không thể quay lại thời bao cấp. Nghị quyết đã ra đời về xã hội hóa hoạt động văn học, nghệ thuật cách đây hơn 20 năm đến nay vẫn rất đúng và trúng.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51