Cháy nổ không còn là “cảnh báo”

Kỳ 3: Phòng trộm mà quên phòng cháy

Qua rà soát của các ngành chức năng bên cạnh nhà xưởng “lô cốt” nằm xen lẫn khu dân cư tiềm ẩn các vi phạm thì không ít nhà tập thể, chung cư cũng vi phạm về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Thực tế cho thấy, việc thiếu lối thoát hiểm đã trực tiếp gây ra nhiều trở ngại, khó khăn trong thoát nạn cũng như công tác triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn của lực lượng chức năng khi có sự cố xảy ra.
ky 3 phong trom ma quen phong chay Tắt chuông báo cháy vì điếc tai: Sai lầm chết người trong PCCC
ky 3 phong trom ma quen phong chay Cháy nổ không còn là “cảnh báo” kỳ 2: Đâu là nguyên nhân?

Nhiều khu tập thể không có lối thoát hiểm

Nhắc đến những khu tập thể cũ ở Hà Nội, không ai còn xa lạ với những cụm từ “lồng chim” hay “chuồng cọp”. Nếu trước đây đơn thuần là những tấm sắt hàn để tạo khoảng không lấn ra bên ngoài thì nay nhiều “lồng chim”, “chuồng cọp” đã biến tướng thành những không gian “cứng”, thậm chí là bê tông kiên cố, bất chấp kết cấu, tuổi thọ tòa nhà.

ky 3 phong trom ma quen phong chay
Cơi nới chuồng cọp gây khó khăn trong việc thoát nạn cũng như công tác triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn của lực lượng chức năng khi có sự cố xảy ra.

Đáng nói, phần lớn những hộ vi phạm đều không ý thức được sự nguy hại khi biến nhà thành “lô cốt” như vậy. Họ đơn thuần chỉ coi đây là cách để chống trộm và bảo vệ sự an toàn, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ.

Hệ lụy là, chính những “chuồng cọp” trên cao như thế vô tình đã ngăn lối thoát nạn duy nhất của căn nhà, khiến công tác chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn. Khu tập thể Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng) là một ví dụ. Theo khảo sát thực tế, tại đây trên 90% các căn hộ tập thể đều có phần diện tích tăng thêm. Thậm chí không ít “chuồng cọp” còn được đổ nền, xây dựng bằng gạch kiên cố.

Theo tìm hiểu, hiện thành phố có 1.075 nhà, công trình cao tầng, chung cư cao tầng.

Dự báo, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội có trên 200 dự án đã được phê duyệt và sẽ có 130 Trung tâm thương mại các loại... Với đặc điểm tình hình nêu trên, Hà Nội luôn là địa bàn trọng điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

Không chỉ là “căn bệnh” cố hữu ở các khu tập thể cũ, thói quen cơi nới đã lan ra cả những khu đô thị mới, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn PCCC. Ghi nhận tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Thanh Xuân và Cầu Giấy), tại các tòa nhà N5A, N5B, N5C, N5D; N6A, N6B, N6C, N6D; N4A, N4B, N4C, N4D… đều được trang bị những khung sắt bao quanh ban công.

Tại một số tòa chung cư thuộc các khu N3, N6 - nơi tập trung các khối nhà tái định cư cho các hộ dân phải di dời trong các dự án mở đường, làm cầu vượt… thì tình trạng xây dựng “chuồng cọp” cũng xuất hiện tràn lan. Hay như tại khu tái định cư Đền Lừ, tình trạng cơi nới cũng diễn ra phổ biến. Theo ghi nhận, phần mặt tiền của các tòa nhà này chi chít những “chuồng cọp” được làm bằng khung sắt, chỗ thì thụt ra, chỗ đua vào.

Trao đổi về vấn đề liên quan, đại diện Cảnh sát PC&CC Hà Nội cho biết, xu hướng “phòng trộm mà quên phòng cháy” diễn ra ở nhiều khu tập thể, thậm chí chung cư mới. Do gia cố vật liệu kiên cố vào cửa sổ, ban công… nên khi cháy xảy ra, lực lượng PCCC tiếp cận cứu người rất khó khăn. Chưa kể mất thời gian để cắt “chuồng cọp”, cắt khóa cửa… nên tốc độ xử lý sự cố cháy nổ, cứu hộ cứu nạn các nạn nhân gặp nhiều khó khăn.

Theo tìm hiểu, hầu hết người dân sống ở các khu chung cư cao tầng hiện nay chỉ xem cầu thang bộ là lối lên xuống khi cầu thang máy không hoạt động mà chưa xem đây là lối thoát nạn quan trọng nhất khi xảy ra cháy. Vì thế mà lối thoát nạn đang được sử dụng sai mục đích. Nhiều khu chung cư, cửa chống khói, quạt tăng áp ở lối thoát hiểm cầu thang bộ đều bị hỏng. Nếu xảy ra cháy, tính mạng hàng trăm hộ dân sẽ bị đe dọa.

Mô hình cần nhân rộng

Trong thời điểm ý thức người dân liên quan đến công tác PCCC chưa cao, nguy cơ xảy ra cháy nổ thường trực thì công tác chủ động ứng phó với các sự cố cháy nổ là hết sức cần thiết. Mô hình tuyên truyền, mở lối thoát hiểm tại các khu vực “chuồng cọp” ở phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) do UBND phường phối hợp với Phòng Cảnh sát PC&CC Số 3 (Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội) là một điểm sáng cần nhân rộng.

Theo tìm hiểu, trước đây các khu nhà tập thể cũ trên địa bàn phường Nghĩa Tân thường không có hệ thống PCCC. Nguy cơ xảy ra cháy nổ cao nhưng nhiều hộ dân vẫn chủ quan đối với vấn đề này.

Nhận rõ những điểm bất cập này, lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo UBND phường Nghĩa Tân phối hợp với Phòng Cảnh sát PC&CC Số 3 tổ chức kiểm tra, rà soát các khu nhà tập thể cũ trên địa bàn Phường Nghĩa Tân, thí điểm mở lối thoát hiểm tại các khu vực “chuồng cọp” tại nhà tập thể A12. Sau quá trình vận động tuyên truyền, ý thức của người dân đối với công tác PCCC được nâng cao rõ rệt.

Đến thời điểm hiện tại, gần như 100% các hộ dân sinh sống trong khu nhà tập thể A12 đã tiến hành trổ cửa tại khu vực chuồng cọp để làm lối thoát nạn dự phòng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Theo một cán bộ UBND phường Nghĩa Tân, kích thước cửa tối thiểu là 0.6x0.8m và tùy theo điều kiện thực tế từng căn hộ có thể lớn hơn. Đặc biệt, vị trí cửa thoát hiểm luôn được khóa bằng khóa treo, đồng thời chìa khóa mở cửa cũng được để ở vị trí gần cửa, nơi mọi thành viên trong gia đình đều biết.

Trở lại câu chuyện những vụ cháy nảy sinh thời gian gần đây, có điểm chung từ những vụ cháy này, đó chính là hệ thống thoát hiểm đang rất “có vấn đề”. Nói cách khác, phần lớn các nhà ở hay nhà xưởng ở thành phố hiện nay được xây dựng đều gần như không hề được tính toán cho phương án thoát hiểm khi gặp hoả hoạn hay sự cố. Bởi vậy, khi đám cháy xảy ra, sự hoảng loạn, thiếu kiến thức căn bản về công tác PCCC đã dẫn đến những hậu quả đau lòng.

Đ.Luyện – P.Thảo (Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động