Kỳ 3: Đổi thay từ thế hệ trẻ
Kỳ 2: Không còn “ai biết nhà nấy” | |
Văn hóa ứng xử từ nhà ra phố: Không còn sạch nhà bẩn ngõ | |
Nâng cao văn hóa ứng xử ngành Giáo dục |
Có thể nói, tuổi trẻ ngày nay phần đông là những người năng động, có kiến thức sâu rộng, không ngừng học hỏi vươn lên. Nhìn chung họ có những cách ứng xử tích cực, phù hợp với truyền thống, đạo lý dân tộc.
Các em học sinh Trường THCS Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm) cùng nhau làm sạch đường phố từ sáng sớm. Ảnh: Lương Hằng |
Sự phát triển và hội nhập văn hóa xã hội đó tác động nhanh và mạnh nhất đối với giới trẻ, tạo nên nếp sống, tư tưởng rất văn minh. Chú trọng cách cử xử là biểu hiện ứng xử có văn hóa rõ nét nhất ở giới trẻ hiện nay mà nhiều người ở thế hệ trước phải ngạc nhiên và tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với xu thế xã hội mới: Ứng xử văn minh hơn.
Anh Nguyễn Ngọc Minh (lái xe ôm tại khu phố Thịnh Liệt, Hoàng Mai) kể lại: “Làm nghề xe ôm nên tôi thường chạy khá nhanh và có thói quen nếu đèn vàng thì cố dấn để vượt qua, còn khi dừng đèn đỏ mà sắp có tín hiệu đèn xanh là đi sớm hơn một chút. Về luật mà nói thì rõ ràng là “vượt đèn”.
Trên xe buýt, giới trẻ đứng để nhường ghế cho người lớn tuổi. Ảnh: Trung Nguyên |
Cho đến cái hôm vợ đi học nghiệp vụ mất một tháng, tôi phải cáng đáng việc đưa con đi học, cháu đã nhắc nhở tôi không được vượt đèn đỏ. Cháu mới học lớp một nhưng rất ý thức về việc tham gia giao thông và còn bảo tôi rằng vượt đèn đỏ là không văn minh, còn có thể gây tai nạn. Sau này dù không chở con đến trường tôi cũng không vượt đèn nữa và tôi thấy vui vì mình học được bài học từ con mình”.
Không chỉ việc tham gia giao thông, ngay trên những con phố, hình ảnh những bạn trẻ nhặt rác rơi vãi ngoài đường bỏ vào thùng rác không còn hiếm nữa. Trong khi đó, những người lớn vẫn còn có hành vi vứt rác ra đường nhiều hơn. Thậm chí, nhiều trẻ em có thói quen nhặt rác, lượm rác mọi lúc mọi nơi từ khi học mầm non, tiểu học.
Em Đinh Diệp Anh, học sinh lớp 1H Trường Tiểu học Quang Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Vứt rác ra đường phố là một hành động xấu. Con được học ở trường là phải bảo vệ môi trường. Ở nhà mẹ cũng dạy vứt rác bừa bãi là thiếu văn minh, cho nên con và các bạn không bao giờ vứt rác nơi công cộng. Nếu không có thùng rác thì cầm trên tay hoặc cho vào túi bóng, khi nào có thùng rác thì bỏ vào”.
Nét ứng xử văn minh của giới trẻ còn thể hiện rõ nét nhất khi họ xuất hiện ở nơi công cộng, đặc biệt là trên xe khách, xe bus… Hiện nay, xe buýt đã trở thành phương tiện giao thông công cộng phổ biến. Nhiều người cho rằng, đi xe buýt không những ít tốn chi phí, tránh được nguy cơ tai nạn giao thông mà còn là một trào lưu sử dụng phương tiện giao thông văn minh.
Cùng với đó, sau 2 năm Bộ quy tắc ứng xử đi sâu với đời sống người dân Thủ đô, đến nay hình ảnh những chuyến xe buýt văn minh, lịch sự và những nụ cười thân thiện của nhân viên, tinh thần tự giác, lịch sự của người dân khi sử dụng không còn là chuyện hiếm hoi khó gặp. Theo khảo sát của nhóm phóng viên, phần lớn những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng là học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ tuổi của Thủ đô.
Chị Trần Linh Trang, sinh viên Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) hằng ngày vẫn đi học bằng xe buýt cho biết: “Tôi đã có 4 năm sử dụng xe buýt làm phương tiện để đi đến trường. Có thể nói, những tuyến buýt đi đến các trường đại học thường rất đông vào giờ cao điểm, vì sinh viên lựa chọn đi xe buýt rất nhiều. Vì sự đông đúc nên không thể tránh khỏi những điều khó chịu.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, tình trạng chen chúc cũng giảm đi đáng kể. Tôi nghĩ một phần cũng xuất phát từ chính ý thức của các bạn trẻ đang thay đỏi. Bởi mỗi khi bước lên bất kỳ một chiếc xe buýt, chúng ta dễ dàng nhìn thấy dòng chữ hoặc nghe loa phát nhường ghế cho các đối tượng ưu tiên (người già, trẻ em, phụ nữ đang mang thai). Bản thân tôi khi gặp những tình huống trên cũng sẽ chủ động nhường ghế”.
Đồng quan điểm với chị Trang, cô Nguyễn Thị Sang (57 tuổi, Nam Từ Liêm) cho hay: “Quê tôi cách trung tâm thành phố chừng 40km và có tuyến xe công cộng về tận nơi nên tôi thường đi xe buýt về quê. Theo tâm lý chung thì khi đi các tuyến dài thì ai nấy gặp mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi và cần một vị trí thoải mái. Thế nhưng những người cao tuổi như chúng tôi luôn được các bạn trẻ ưu tiên. Mặt khác mọi người đã có văn hóa xếp hàng, chen lấn xô đẩy nhau mỗi lúc lên xuống xe, điều này vừa tạo được nếp văn minh vừa đảm bảo an toàn cho người khác”.
Văn hóa là nét đẹp cần thiết ở bất cứ đâu, nhất là những nơi công cộng. Ai cũng biết điều ấy nhưng để biến nó thành hiện thực thì không phải là chuyện đơn giản. Chứng kiến sự đổi thay văn hóa tham gia giao thông của người dân rõ ràng nhất phải kể đến những người trực tiếp điều khiển xe, phụ xe gắn bó với người dân trên từng cung đường.
Ông Phan Văn Minh (phụ xe tuyến buýt 53) cho biết: “Tôi làm công việc phụ xe trên tuyến buýt 53 đã được vài năm, trung bình mỗi ngày làm 6 - 8 lượt. Đây là tuyến có lộ trình khá dài từ Phạm Hùng đến khu công nghiệp Quang Minh, do đó đối tượng khách hàng tôi hay gặp là công nhân, người lao động xung quanh các khu công nghiệp.
Theo tôi đánh giá trách nhiệm cộng đồng khi tham gia phương tiện công cộng của người dân đến nay đã nâng cao rõ rệt. Các bạn trẻ, thanh niên nhường ghế cho các đối tượng ưu tiên một cách tự nguyện. Nội quy xe buýt trước đây chưa được thực hiện chỉn chu như “lên cửa trước, xuống cửa sau” đến nay cũng đã được cải thiện. Tôi nghĩ đó là những tín hiệu vui khi ý thức tham gia khi tham gia xe bus của người dân Thủ đô trở nên tự giác hơn”.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Sinh (phụ xe tuyến bus 64 Hà Nội – Phố Nỉ) cho hay, trước đây ở các tuyến xa hình ảnh thường bắt gặp là nhiều hành khách thiếu ý thức, mang vác đồ đạc cồng kềnh lên xe mặc dù đã chật chỗ, làm ảnh hưởng đến người khác, trong khi du khách quốc tế dù đem nhiều đồ, nhưng họ vẫn cố gắng sắp xếp một cách gọn gàng nhất và luôn giữ trật tự, lịch sự trên xe. Tuy nhiên, thời điểm gần đây tình trạng đó đã giảm hẳn.
Người dân văn minh hơn ở chỗ không ăn uống trên xe gây mùi hôi, nói chuyện di động nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Các bạn trẻ nói chuyện không còn sử dụng ngôn từ khó nghe, quá to và gần như 100% bạn trẻ ngay lập tức nhường ghế cho người lớn tuổi hơn, đồng thời còn giúp đỡ người già lên, xuống xe nữa”.
Để có được sự thay đổi tích cực như vậy, nhiều phụ xe cũng cho biết, chính bản thân phụ xe và lái xe cũng phải nêu cao vai trò trách nhiệm trong các chuyến hành trình. Anh Bùi Văn Thủy (phụ xe tuyến buýt 22B) chia sẻ: “Tôi cảm thấy phấn khởi với những đổi thay có chiều hướng văn minh hơn, dù bên cạnh đó vẫn tồn tại những điều chưa thực sự tốt. Tuy nhiên chúng tôi phát huy vai trò của người soát vé và hướng dẫn khách, không được nóng nảy, nhắc nhở khách trên tinh thần vui vẻ, tạo không khí lịch sự chung để văn hóa xe buýt được văn minh hơn”.
Bộ quy tắc ứng xử đi vào cuộc sống tuy không thể một sớm một chiều thay đổi được nhận thức của một thế hệ người lớn, nhưng lại tác động kịp thời tới ý thức của những người trẻ tuổi và thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Đó là một tín hiệu rõ nét nhất và đáng kỳ vọng để văn hóa ứng xử thực sự làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội trong hiện tại và tương lai.
Bảo Thoa – Phương Ngân
Kỳ 4: Cần nhiều hơn nữa những hành động đẹp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26