Bất cập nhà tái định cư:

Kỳ 1: Khi chất lượng ngày càng xuống cấp

Phát triển và hoàn thiện hệ thống quỹ nhà tái định cư (TĐC), đáp ứng nhu cầu sống của người dân là xu hướng quản lý tất yếu của các nhà hoạch định chính sách. Trước sức ép giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án nhà ở xã hội thì vấn đề trên càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Hà Nội, hệ thống nhà TĐC đang thực sự bộc lộ nhiều bất cập. Bên cạnh sự xuống cấp nhanh chóng là muôn vàn nỗi khổ mà người dân tại các khu TĐC phải chịu đựng.
tin nhap 20180109113848 Hà Nội phê duyệt quy hoạch xây nhà tái định cư ở thị trấn Xuân Mai
tin nhap 20180109113848 Tăng cường quản lý chất lượng nhà tái định cư
tin nhap 20180109113848 Gỡ bất cập cho nhà tái định cư
tin nhap 20180109113848 Nhếch nhác khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính
tin nhap 20180109113848 Kiến nghị xử lý nhà tái định cư bị bỏ trống

“Khổ như ở nhà tái định cư…” câu cửa miệng nghe qua tưởng chừng như đùa vui, thế nhưng trên thực tế hiện nay ở Hà Nội có không ít những khu tái định cư đau khổ như vậy. Nhà chưa kịp ở đã lún nứt, nước thải không xả ra ngoài lại chảy ngược, dềnh lên mùi xú uế…

Trăm nỗi khổ phía sau nơi an cư

Hà Nội từ lâu được biết đến như một địa phương đi đầu cả nước về vấn đề phát triển nhà ở. Theo đó, mục tiêu của Ủy ban Nhân dân Thành phố đề ra là đến năm 2015 diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố phải đạt 23,1 m2/người. Đến năm 2020 con số này tăng lên 26,3 m2 và 2030 là 31,5 m2. Đó là mục tiêu chung nhằm nâng cao chất lượng “an cư” trước nhu cầu ngày càng lớn về nhà ở của người dân. Thế nhưng, khi nhìn nhận và đánh giá về chất lượng của quỹ nhà TĐC hiện nay đa phần các chuyên gia đều đưa ra nhận định không mấy lạc quan. Có thể thấy một số hạn chế của hệ thống nhà TĐC như chất lượng thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu đồng bộ, quản lý không chặt chẽ…

tin nhap 20180109113848tin nhap 20180109113848
Tòa nhà N5 (khu TĐC Đồng Tàu) xuống cấp nghiêm trọng

Trên thực tế, những bất cập của nhà TĐC được hiển hiện ngay trong quá trình sử dụng của người dân. Nền nhà sụt lún, nước thải không xả ra ngoài lại chảy ngược, dềnh lên mùi xú uế…đang là tình trạng phổ biến của hầu hết các tòa nhà trong khu tái định cư Đồng Tàu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội). Gần đây nhất, ngày 24/12 , vụ sập nền nhà tại nhà N5 đã gây tâm lý lo lắng, hoang mang cho người dân.

Theo tìm hiểu, khu TĐC Đồng Tàu được đưa vào sử dụng năm 2007, tập hợp các dãy nhà được đánh số thứ tự từ N1 đến N10. Những khu nhà này nằm dưới sự quản lý của Xí nghiệp Quản lý Dịch vụ và Khai thác khu Đô thị (trực thuộc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội).Sau hơn10 năm đưa vào sử dụng, khu Đồng Tàu đã có nhiều hạng mục hư hỏng nặng. Tình trạng sụt, lún diễn ra rất nhanh khiến nhiều hộ dân lo lắng khi nguy cơ đổ sập có thể xảy ra. Theo quan sát, tại nhà N5, N7 hiện tượng bong tróc, nẻ, lún trở nên nghiêm trọng với những khoảng rỗng lớn. Toàn bộ khu nhà N2, N5, N6 đã rêu mốc, tường ẩm ướt, gạch nền tầng 1 thì sụt lún, móng tầng 1 nứt toác "biến dạng" hở cả đường ống thoát nước ngầm. Ông Phạm Văn Hoan – một người dân bức xúc cho biết, khi gia đình ông đang cùng người thân liên hoan Giáng sinh thì bất ngờ nền căn nhà ở tầng 1 khu N5 bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn, sau đó toàn bộ nền ngôi nhà có diện tích khoảng 23m2 bị sụt xuống 30cm.

Hiện tượng lún, nứt ở Đồng Tàu cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống đường ống dẫn nước xả thải của các tòa nhà. Tại khu N3, N5, N6, N7 hầu như các đường ống xả nước đều gẫy gậpkhiến nước thải thường xuyên chảy ra lênh láng bốc mùi hôi thối. Bà Nguyễn Thị Bẩy (sống ở tòa nhà N2) bức xúc: "Khu nhà tôi xuống cấp đến nay là 5, 6 năm rồi. Nền tầng 1 sụt lún, xung quanh móng nhà thì “há miệng, nền nhà để xe khấp khểnh, lồi lõm, bậc lên xuống nhà xe gãy gập, thang máy liên tục hỏng hóc, hệ thống phòng cháy chữa cháy hầu như không có”.Cũng theo lời của những người dân sống trong các khu chung cư này, từ khi thấy hiện tượng sụt, lún cũng như chứng kiến cảnh “không ai quan tâm” thì nhiều gia đình đã phải bán tống tháo căn hộ để chuyển đi nơi khác, bảo toàn tính mạng của mình và người thân.

Không chỉ ở khu TĐC Đồng Tàu, nhiều khu TĐC khác cũng đang xuống cấp như khu TĐC Trung Hòa – Nhân Chính. Đến nay, diện mạo bề ngoài khu TĐC này không khác một khu tập thể cũ là bao. Đáng nói, đến thời điểm này, hiện tượng tường vôi bong tróc, thấm dột, thang máy hỏng từng diễn ra phổ biến tại hầu hết các hạng mục như khu N3A,N4, N5, N6E, …

Hay như tại ba tòa nhà tái định cư 6 tầng ở khu Sài Đồng (quận Long Biên), phần nhiều diện tích khuôn viên, sân thì cỏ mọc ken dày, một số diện tích đất người dân tận dụng trồng rau xanh. Nhìn lên, những khối nhà bong tróc, không người sinh sống. Dự án được xây dựng từ năm 2001, nhưng suốt 5 năm sau khi hoàn thành vẫn bị bỏ hoang gây lãng phí.

Bức xúc khó giải tỏa

Trở lại với câu chuyện của khu TĐC Đồng Tàu, theo tìm hiểu được biết, khu đất trên thuộc quỹ nhà TĐC nằm trên diện tích 10,3ha với 9 tòa nhà cao tầng, tương đương với 680 căn hộ. Khu TĐC được sử dụng nhằm mục đích phục vụ công tác TĐC thuộc Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và 2. Theo đó, các nhà cao tầng N3, N4, N7, N10, N9 có 368 căn hộ đã được UBND thành phố Hà Nội cho phép sử dụng để bố trí TĐC phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án thoát nước giai đoạn 2 trên địa bàn các quận huyện Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì…

Như vậy, khu TĐC Đồng Tàu là một trong những dự án an sinh lớn và việc đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người dân sau khi phát triển những công trình trọng điểm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, công tác duy tu, sửa chữa các căn hộ trong khu TĐC lại chưa được coi trọng nếu không muốn nói là hết sức thờ ơ. Hiện trạng các tòa nhà lún, nứt gây ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của hàng trăm hộ dân nơi đây là sự thực hiển nhiên mà theo phản ánh của các hộ dân ban quản lý “lờ” đi suốt nhiều năm.

Rõ ràng, có một thực tế, bên cạnh sự xuống cấp “thần tốc” là muôn vàn nỗi khổ mà người dân ở các khu TĐC phải chịu đựng. Việc quan trọng hàng đầu của các cơ quan chức năng hiện nay là sớm tìm ra căn nguyên và khắc phục những tồn tại của các khu nhà TĐC. Chỉ có như vậy, nhà TĐC mới không trở thành nỗi ám ảnh, bất an đối với người dân.

Phạm Thảo
Kỳ 2: Đến không gian cũng bị xà xẻo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động