Kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm Thành phố
Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội có nhiệm vụ xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch về công tác an toàn thực phẩm, đồng thời nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Mặt khác, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị xã và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xử lý liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trong các buổi làm việc với lãnh đạo sở, ngành chuyên môn và quận, huyện Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Đức Chung luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Trường hợp công tác an toàn thực phẩm có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên diện rộng, Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm kịp thời kiến nghị UBND Thành phố biện pháp xử lý. Riêng Sở Y tế là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm thành phố.
Theo đánh giá của nhân dân, việc Chủ tịch UBNDTP Hà Nội trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo an toàn thực phẩm điều đó chứng tỏ TP Hà Nội đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người dân của Thủ đô cũng như du khách. Như chúng ta đã biết, với dân số khoảng trên 7 triệu người, cộng thêm cả khách du lịch, người lao động ở các tỉnh, thành làm ở Thủ đô, dân số thực lên tới con số trên 8 triệu người đồng nghĩa với việc mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ một lượng thực phẩm cực lớn.
Tuy nhiên, thời gian qua một số vụ ngộ độc thực phẩm vẫn diễn ra, nhiều nơi vẫn bày bán hàng hóa, thực phẩm không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ nên chất lượng chưa được kiểm duyệt… bởi thế đã xảy ra không ít hệ lụy. Bởi vậy, việc UBNDTP ban hành Quyết định 1730/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội với việc Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu làm Phó Trưởng ban Thường trực là một trong những cam kết chính trị nhằm khẳng định sẽ tạo ra một thị trường thực phẩm sạch, an toàn cho người dân Thủ đô và du khách.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong quý I/2019, toàn thành phố đã tổ chức 712 đoàn thanh kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm. Riêng ngành Y tế từ tuyến thành phố đến quận, huyện, thị xã đã phát hiện 266 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, trong đó xử phạt với số tiền gần 1,1 tỷ đồng và tiêu hủy sản phẩm của 35 cơ sở. Ngoài ra, ngành Y tế đã cấp mới 609 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
AN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32