Không thực hiện, vẫn chẳng sao
Cần chấm dứt việc giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường | |
Hà Nội xây dựng lộ trình quản lý giết mổ gia súc, gia cầm | |
Quản lý chặt giết mổ gia súc, gia cầm |
Người dân thì thờ ơ…
Dạo qua một số khu chợ dân sinh như: Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm); Xốm, La Khê (Hà Đông), một số chợ tạm tại làng Tân Mỹ (Nam Từ Liêm)… hay một số tuyến đường như Trần Cung, đường K3 (Cầu Diễn)…không khó để PV bắt gặp hình ảnh người kinh doanh ngang nhiên giết mổ gà, vịt tại chợ, thậm chí là ngay bên lề đường.
Việc giết, mổ gia cầm vẫn diễn ra công khai tại một số chợ dân sinh, chợ tạm trên địa bàn Hà Nội. |
Theo quan sát, việc giết mổ gia cầm tại các khu vực này thường diễn ra rất đơn giản, người kinh doanh chỉ dùng một nồi nước nóng nhỏ, một chậu nước đi kèm, là một con gà, con vịt hay một con chim bồ câu nhanh chóng bị giết thịt.
Điều dễ nhận thấy nhất là, khi giết mổ gia cầm xong, việc xử lý nước thải cũng rất bừa bãi. Người giết mổ gia cầm đổ ngay xuống cống thoát nước, thậm chí là hất chậu nước đỏ oạch ra đường, gây mất VSATTP, mất cảnh quan đô thị và gây ảnh hướng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Luật sư Đỗ Phương Thúy cho biết: Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 13 Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi: Phạt tiền đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật với mức từ 3-15 triệu đồng tùy hành vi. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng mức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động của cơ sở giết mổ từ 1 tháng đến 3 tháng. |
Mặc dù việc giết mổ diễn ra tại khu vực đông dân cư gây mất VSATTP, tuy nhiên theo quan sát của PV, vấn đề trên dường như không được người tiêu dùng quan tâm.
Chị Lê Vân ở (Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tôi nghe truyền thông nói nhiều đến vấn đề gia cầm sau khi giết thịt, thường được nhuộm chất vàng O để cho da có màu vàng đẹp, hay bơm nước để cho căng mọng bắt mắt…vì thế, khi mua gà hay vịt, tôi thường lựa chọn gia cầm sống, mình vừa được tự lựa chọn lại được chứng kiến họ giết, mổ tại chỗ, như thế thấy an toàn hơn”.
Với mong muốn được chứng kiến tận mắt người kinh doanh giết, mổ gia cầm, cùng với việc “ngại” giết mổ gia cầm tại nhà, vì thế hầu hết người tiêu dùng đều muốn người bán giết, mổ gà, vịt tại chỗ luôn cho mình mà không để ý đến vấn đề ATVSTP.
“Vẫn biết họ mổ tại chỗ không được sạch lắm, nhưng họ chỉ sơ chế thôi, còn mang về nhà mình sẽ rửa lại. Thú thật, mình rất thích mua sản phẩm tươi, sống đặc biệt là gà, vịt, nhưng khổ nỗi mua về nhà, mình thì không biết thịt, còn chồng thì lại ngại, thôi thì nhờ họ thịt luôn cho tiện”- chị Vân cho biết thêm.
Nhu cầu của người dân được sử dụng sản phẩm tươi, sống và an toàn là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, để sử dụng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, không chỉ việc người tiêu dùng được chứng kiến tận mắt người bán giết, mổ gia cầm tại chỗ, mà việc giết mổ ấy phải được diễn ra tại những khu vực nhất định, có kiểm soát và đảm bảo tiêu chuẩn, quy định về giết mổ, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo VSATTP và đặc biệt là tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh khi gia cầm có vấn đề về dịch bệnh.
Nói về vấn đề ATTP thì người tiêu dùng nào cũng biết, tuy nhiên, khi đề cập đến việc giết mổ gia cầm tại khu đô thị, khu đông dân cư không đảm bảo ATTP thì hầu hết người tiêu dùng đều lơ mơ và khi được đề cập thì lại tặc lưỡi “ngại”.
Chính quyền cũng không hay
Việc giết mổ gia cầm tại chỗ diễn ra rất công khai là vậy, thế nhưng khi hỏi một số người kinh doanh gia cầm tại chợ, hầu hết mọi người đều cho rằng họ không biết đến quy định bị cấm giết mổ gia cầm tại chợ dân sinh, chợ tạm.
Đặc biệt, tại những khu chợ này cũng không có biển bảng quy định cấm giết mổ, quan trọng hơn nữa đó là người mua luôn muốn người bán giết mổ luôn giúp mình tại chỗ.
“Chúng tôi chưa nghe đến quy định cấm giết mổ gì cả, bên cạnh đó, khi mua người mua vẫn thường nhờ chúng tôi giết mổ gà, vịt luôn. Thú thật mỗi lần giết như vậy mất thời gian lắm, nhưng nếu không phục vụ cho thượng đế lần sau họ sẽ không mua nữa” - chị Thủy, một người bán gia cầm tại chợ Tân Xuân (Bắc Từ Liêm) cho hay.
Người dân không biết đã đành, song ngay cả việc giám sát, xử lý vi phạm của chính quyền địa phương tại các phường, thị trấn…cũng như không.
Chia sẻ về vấn đề trên, Luật sư Đỗ Phương Thúy (Đoàn Luật sư TP.Hải Phòng) cho rằng, khi cấp trên đã ban hành quy định và có quyết định rõ ràng, thậm chí là chế tài xử lý đi kèm, mà hiện tượng giết, mỗ gia cầm vẫn diễn ra tại các chợ là do việc quản lý, giám sát của chính quyền địa phương chưa được sát sao.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26