Không thể không điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 lên 8%: Hoàn toàn có cơ sở | |
Không thể không tăng lương tối thiểu vùng |
Nhiều CNLĐ đang trông chờ mức tăng lương tối thiểu vùng 2019 để cuộc sống đỡ vất vả, thiếu thốn. Ảnh: QUẾ CHI |
- Mức trượt giá của nền kinh tế. Vì mức LTT của NLĐ Việt Nam được thiết kế từ xuất phát điểm thấp, luôn bị đe dọa bởi tỉ lệ lạm phát. Vì thế, các mức LTT phải đảm trách chức năng bù đắp phần giảm sút do tình trạng mất giá tương đối của đồng tiền - tỉ lệ lạm phát.
- Mức năng suất của lao động (NSLĐ), vì những thành tựu của nền kinh tế, không thể không kể đến NSLĐ. Đây là nhân tố số 1 ghi nhận những đóng góp của CNLĐ để đạt được những tiến bộ của nền kinh tế quốc gia. Trong khoảng 3 năm gần đây nhất, mức NSLĐ kết tinh trong mức tăng trưởng hàng năm, dao động khoảng 3,5 - 4,5% GDP.
- Mức điều chỉnh khoảng thiếu hụt về tiền lương của CNLĐ so với nhu cầu sống tối thiểu. Năm 2016, HĐTLQG đã thống nhất xác định là LTT (sau khi đã thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu/năm) phần thiếu hụt này còn khoảng gần 10%. Tức là mức lương còn thấp hơn mức sống tối thiểu của NLĐ khoảng 10%, nên đây là phần mà bên người sử dụng lao động (NSDLĐ) buộc phải cam kết bù đắp đến khi bù đủ nhu cầu sống tối thiểu cho người làm công ăn lương, LTT lúc đó mới hoàn thành sứ mệnh của nó.
Đây cũng là thông lệ quốc tế mà quốc gia nào cũng phải tuân thủ. Điểm nghẽn lớn nhất là xác định lộ trình bù đắp phần thiếu hụt này. Nhưng ngày 21.5.2018, Hội nghị T.Ư lần thứ 7 (khóa 12), tại Nghị quyết 27 đã xác định: “Thực hiện điều chỉnh tăng LTT vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của DN, để đến 2020, mức LTT bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ”.
Tổng LĐLĐVN coi đây là mệnh lệnh và cũng là nhu cầu hợp lý, cấp bách góp phần cải thiện đời sống của CNLĐ. Đây cũng đồng thời là căn cứ, là yêu cầu nghiêm ngặt, mà các thành viên thuộc HĐTLQG phải tuân thủ, chấp hành. Phần thiếu hụt của tiền lương so với mức sống tối thiểu là khoảng 9% trong thời gian là 2 năm cho quá trình điều chỉnh này.
Tổng LĐLĐVN dự tính rằng, mỗi năm sẽ bảo đảm bù khoảng 50% mức thiếu hụt này. Như vậy, đến năm 2020 sẽ kết thúc quá trình điều chỉnh LTT với mức sống tối thiểu. Theo đó, nếu phần điều chỉnh ở năm 2019 cao lên, năm 2020 sẽ nhỏ hơn nhưng không thể không điều chỉnh và điều chỉnh theo đúng lộ trình đã đặt ra.
Tổng LĐLĐVN cũng dự kiến rằng, thời cơ (tức là những thuận lợi khách quan và chủ quan) cho quá trình điều chỉnh lương ở năm 2019 là cao hơn với hàng loạt những nhân tố khả quan sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2017 là 6,81%, năm 2018 cũng sẽ dự kiến tăng 6,5 - 6,7%; NSLĐ xã hội năm 2017 tăng 6%, dự báo năm 2018 tăng khoảng 5%; Năm 2018, tình hình sản xuất kinh doanh của các DN tiếp nối những thuận lợi khách quan được tạo ra từ năm 2016 - 2017 nên cả nước có trên 54.000 DN thành lập mới, số DN tạm ngừng hoạt động là 33.399 DN, số NLĐ có việc làm và tìm được việc làm mới vẫn tăng.
Đây là những căn cứ thực tế, mạnh mẽ, củng cố thêm quyết tâm của Tổng LĐLĐVN đề xuất với Thủ tướng Chính phủ tăng LTT năm 2019 thêm 8%. Thực ra, mức tăng lương này, Tổng LĐLĐVN đã tính đến yêu cầu “dưỡng sức” của các DN, đã tính đến những thành tựu không thể phủ nhận của nền kinh tế, trong đó có phần đóng góp rất tích cực của hàng chục triệu CNLĐ, mặc dù mức lương họ nhận (hàng tháng) vẫn chưa đạt mức sống tối thiểu. Tóm lại, có thể coi mức tăng đề xuất 8% là mức tối thiểu. Trước những phân tích, lập luận của Tổng LĐLĐVN, không ai còn giữ quan điểm 2019 không điều chỉnh LTT nữa.
Lúc này, có thể nói, muốn DN “khỏe” phải làm cho các nguồn lực mà DN đang sử dụng, trong đó có nguồn nhân lực “khỏe”. Mà một trong những điều kiện để nguồn nhân lực “khỏe” là tiền lương, thu nhập của NLĐ phải đủ sống. Vấn đề là thiện chí của các bên trong HĐTLQG nữa thôi. Hàng chục triệu CNLĐ đang trông chờ vào sự đồng thuận của các thành viên trong hội đồng và quyết định cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ.
PGS-TS VŨ QUANG THỌ (VIỆN TRƯỞNG VIỆN CÔNG NHÂN - CÔNG ĐOÀN)
Theo laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21