Không phải là trào lưu
Mối tình đầu | |
Do giáo dục mà nên! | |
Gia tăng tình trạng nạo, phá thai ở tuổi vị thành niên | |
Bị cấm yêu, dùng mìn tự chế đe dọa gia đình người tình |
Từ những vụ việc này, cách yêu, cách ứng xử nơi công cộng của giới trẻ được dịp mang ra “mổ xẻ” trên khắp các diễn đàn và trên các mặt báo. Nhiều người băn khoăn, phải chăng thế hệ trẻ ngày nay không còn coi trọng những giá trị truyền thống? Một số khác lại cho rằng đây là hành vi làm xấu hình ảnh của giới trẻ nơi công cộng và không hiểu tại sao các cặp đôi lại có thể vô tư làm “chuyện ấy” như vậy.
Lạm bàn về vấn đề này, Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với nhà văn, nhà biên kịch Hoàng Anh Tú, người từng là anh Chánh văn “gỡ rối tình cảm” cho rất nhiều bạn trẻ.
PV: Gần đây, trên các mạng xã hội liên tục xuất hiện những hình ảnh ghi lại cảnh các cặp đôi ân ái chốn công cộng. Theo anh, đây là xu hướng của thời đại hay văn hóa ứng xử của các bạn trẻ này bị lệch lạc?
Chuyên gia Hoàng Anh Tú: Tôi nghĩ là cả 2. Xu hướng thời đại và văn hoá ứng xử lệch lạc. Nhưng, không phải là ở các nhân vật chính trong clip mà là ở những người quay và phát tán chúng trên mạng xã hội. Bởi, thời nào cũng có những đôi ân ái chốn công cộng.
Những năm 80-90 tối tối ra Hồ Gươm thế hệ ông bà, cha mẹ chúng ta có khác gì đám trẻ hôm nay đâu? Thậm chí, tôi sống ở phố cổ, suốt tuổi ấu thơ chứng kiến hàng chục cảnh nhà chật phải lôi nhau đến rạp chiếu phim hay góc tối trên phố.
Thời nay mạng xã hội bùng nổ, việc quay chụp dễ dàng nên nó mới bị tung hê lên mạng và nhiều người thích thú việc xem và bình luận vậy thôi. Tôi nghĩ đó thực sự là vấn đề văn hoá ứng xử lệch lạc của những người dùng mạng xã hội hơn là những cặp đôi bị quay lén.
Nhà văn, nhà biên kịch Hoàng Anh Tú. |
Rất nhiều người lên án những nhân vật trong các ảnh “nóng” hay clip “nóng” mới bị phát tán trên mạng. Cá nhân anh thì sao? Anh có cho rằng những hành vi đó cần phải lên án và bị xử lý không?
-Thói quen tìm kiếm con mồi để cả bầy đàn xâu xé thực sự là một vấn nạn của mạng xã hội. Mỗi cái clip ấy tung lên là nhận được cả ngàn like, ngàn share, ngàn comment khiến nhiều người thích thú việc tung clip, tạo clip để trở thành hot facebooker. Rất nhiều người “auto chửi” như một thú vui độc ác.
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự nhân văn nào trong những comment chửi rủa, lên án ấy cả. Thậm chí, thứ tôi thấy đáng sợ nhất là cả nhiều vị làm cha làm mẹ hay thầy cô cũng nhảy vào lên án chỉ vì lũ trẻ đó làm xấu mặt họ chứ chẳng có một tí gì gọi là thương chúng.
Thậm chí nhiều người còn cho rằng con cái họ hay học trò họ mà xuất hiện trên clip họ sẽ cạo trọc đầu con, đuổi học, hạ hạnh kiểm… Nghĩ thử coi, họ đưa ra hình phạt đó có phải là để bảo vệ sĩ diện của họ hay vì muốn tốt cho con, cho học trò của họ???
Tôi đã không dưới đôi ba lần bày tỏ quan điểm của mình rằng: Nếu đó là con bạn, hãy bảo vệ chúng thay vì tiếp tục đấm vào mặt chúng như thế!
Vậy đối những bạn trẻ để xảy ra hành vi đó liệu có phải do môi trường giáo dục không? Môi trường giáo dục ở đây bao gồm cả gia đình và xã hội thì sao?
-Nhiều năm làm báo cho giới trẻ, làm anh Chánh Văn được tuổi mới lớn tin cậy và tâm sự thì tôi thấy những gì gọi là sai trong câu chuyện này chỉ là bởi tuổi trẻ bồng bột, nông nổi và thiếu kiểm soát bản thân.
Tình yêu của các bạn trẻ thường rất mạnh và rất cuồng nhiệt. Nhưng vì thiếu kỹ năng, thiếu định hướng mà mất kiểm soát thôi. Không thể nói một đứa trẻ ngoan, học giỏi khi yêu quá rồi, cuồng nhiệt quá rồi mà hành xử khác một đứa trẻ hư, học dốt.
Trong chuyện tình yêu của đám trẻ vốn chỉ có bản năng chứ chưa có những rào cản hay kiểm soát bản thân được. Muốn có điều đó cần phải trưởng thành sau nhiều va vấp.
Còn vai trò của nhà trường và đặc biệt là các bậc cha mẹ nên làm thế nào để uốn nắn con cái mình ứng xử có văn hóa, thì sao thưa Anh?
Nhà trường và các bậc phụ huynh muốn con mình ứng xử có văn hoá thì trước nhất bản thân họ phải có cách ứng xử có văn hoá với đám trẻ nói riêng và với chính môi trường xung quanh họ nói chung.
Ví dụ như muốn giáo dục trẻ không gây ồn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh nhưng nhà trường lại dùng loa ầm ĩ bất kể giờ giấc và môi trường sống xung quanh.
Muốn dạy con phải ứng xử có văn hoá nhưng cha mẹ lại thể hiện kiểu chợ búa trên mạng xã hội, với những kẻ yếu thế hơn mình thì làm sao lũ trẻ hiểu? Là còn chưa kể cứ dùng tiêu chuẩn - định giá - định kiến bản thân rồi bắt lũ trẻ phải thế mới là ngoan, là vui lòng, vừa lòng cha mẹ, thầy cô. Thiếu tôn trọng lũ trẻ thì đừng mong dạy dỗ được lũ trẻ.
Tự bản thân các bạn trẻ cần trau dồi những gì để trở thành những người có văn hóa và ứng xử phù hợp ở chốn đông người?
Nhiều năm làm anh Chánh Văn tôi vẫn khuyên các bạn trẻ là cứ sai đi rồi sửa, các em được quyền sai vì các em còn nhiều thời gian để sửa. Đừng sợ sai!
Và điều quan trọng nhất không phải làm thế nào để trở thành người có văn hoá, ứng xử vừa lòng, vừa mắt mọi người mà là các em phải hiểu giá trị bản thân và trân trọng giá trị bản thân của mình.
Cha mẹ và thầy cô phải trân trọng giá trị của các em như một điều bắt buộc nếu như muốn được các em tôn trọng lại.
Xin cảm ơn Anh!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21