Không nên mù quáng về công dụng chữa bệnh của cao hổ
Lấy bối cảnh một buổi tiệc đính hôn, phim ngắn khắc họa xung đột giữa một số tư tưởng lạc hậu với suy nghĩ văn minh, hiện đại ở Việt Nam hiện nay. Trong khi buổi lễ đáng ra là sự khởi đầu tốt đẹp cho cuộc hôn nhân của cặp đôi trẻ sau này thì bà mẹ chồng khó tính (do NSND Lan Hương thủ vai) đã đem đến nhiều dự cảm không lành ngay khi bà bước vào. Dự cảm đó biến thành sự thật khi bà sử dụng cao hổ cốt để làm quà tặng cho gia đình thông gia.
Trong năm 2018, ENV đã ghi nhận 632 vi phạm liên quan đến quảng cáo, buôn bán và tàng trữ hổ trái phép. Ảnh: ENV |
Khi đưa món quà ra, bà mẹ chồng thật “chưng hửng” và lạc lõng vì không được gia đình thông gia, một gia đình đại diện cho lối sống hiện đại, niềm nở đón nhận. Không những thế gia đình thông gia đã nhanh chóng dắt con gái họ rời khỏi bữa tiệc.
Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn mù quáng tin rằng cao hổ là thần dược và có thể chữa được các bệnh về xương khớp cũng như giúp tăng cường sức khỏe. Chính vì quan điểm cổ hủ này khiến cho nhu cầu sử dụng cao hổ trở nên phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân khiến số lượng hổ hoang dã tại Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng.
Hiện nay, hổ đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao, đặc biệt là ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Một số nhà khoa học ước tính Việt Nam hiện chỉ còn chưa đến 5 cá thể hổ trong tự nhiên. Mối đe dọa lớn nhất đối với loài hổ tại Việt Nam là hoạt động săn bắt và mất môi trường sống. Riêng trong năm 2018, ENV đã ghi nhận 632 vi phạm liên quan đến quảng cáo, buôn bán và tàng trữ hổ trái phép.
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV chia sẻ: “Nếu tình trạng buôn bán trái phép hổ và các sản phẩm từ hổ vẫn còn tiếp diễn thì hổ có khả năng sẽ là loài tiếp theo bị tuyên bố tuyệt chủng tại Việt Nam. Tương lai của loài hổ Việt Nam cũng như thế giới phụ thuộc vào chính chúng ta và những gì mỗi chúng ta đang làm.”
Bà Dung cũng kêu gọi cộng đồng tham gia bảo vệ hổ bằng cách không sử dụng các sản phẩm từ hổ, khuyến khích những người cao tuổi sử dụng các phương thuốc hiện đại, đồng thời thông báo các vi phạm về hổ đến đường dây nóng miễn phí bảo vệ động vật hoang dã của ENV 1800-1522.
“Trong xã hội văn minh ngày nay, đừng vì những niềm tin mù quáng về công dụng chữa bệnh của cao hổ hay để thể hiện đẳng cấp mà buôn bán, giết hại hổ. Việt Nam đang ngày càng phát triển và tiến bộ. Đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ các cá thể hổ hoang dã cuối cùng tại Việt Nam, trong môi trường tự nhiên của chúng chứ không phải trong chuồng cũi” - bà Dung khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21