Không sử dụng thuốc có nguồn gốc từ động vật hoang dã để bảo vệ đa dạng sinh học
Giờ trái đất năm 2021: Lên tiếng vì Thiên nhiên Nỗ lực bảo tồn các loài hoang dã và đa dạng sinh học Nâng cao hiệu quả truyền thông nhằm thay đổi hành vi bảo vệ động, thực vật hoang dã |
![]() |
Triển lãm “Động vật hoang dã không phải là thuốc” được tổ chức nhằm khuyến khích cộng đồng không sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm (Ảnh: ENV) |
Tại triển lãm, người tham quan được tìm hiểu về ảnh hưởng nghiêm trọng của việc giết hại, buôn bán ĐVHD trái phép đối với đa dạng sinh học của đất nước cũng như được cung cấp thêm thông tin về những rủi ro về sức khỏe và nguy cơ lan truyền dịch bệnh từ hoạt động săn bắt, buôn bán ĐVHD trái phép.
Sau đó, người tham quan cũng được khuyến khích ký cam kết không tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD cũng như chia sẻ ý kiến cá nhân xung quanh chủ đề này.
Triển lãm “Động vật hoang dã không phải là thuốc” là một hoạt động nằm trong chiến dịch của ENV nhằm thay đổi quan niệm và thói quen sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ ĐVHD đã tồn tại ở Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Xuyên suốt chiến dịch, các thông điệp khuyến khích người dân không sử dụng thuốc từ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm sẽ được truyền tải rộng rãi qua các trang mạng xã hội, đài phát thanh, truyền hình hướng đến đối tượng là cộng đồng nói chung hoặc các hoạt động truyền thông chuyên biệt đến các cơ sở, y sĩ kinh doanh, khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền.
Theo EVN, Đa dạng sinh học của Việt Nam vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ, sử dụng của một bộ phận người dân. Trong đó, không ít người dân vẫn đang tin tưởng vào tác dụng làm thuốc của một số sản phẩm ĐVHD.
Bà Nguyễn Thị Phương Dung - Phó Giám đốc ENV cho biết: “Việc tiêu thụ, sử dụng các loại thuốc từ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm không chỉ là hiểm họa đối với môi trường mà còn đang tiếp tay cho các hoat động săn bắt, buôn bán trái phép các loài ĐVHD này. Nói cách khác, nếu tiêu thụ các sản phẩm thuốc từ ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, chính chúng ta đang trả tiền cho các đối tượng phạm tội, phá hoại đa dạng sinh học”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh
Tin khác

Hè 2023: Nắng nóng đến sớm và gay gắt hơn
Môi trường 21/03/2023 16:38

Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Tiết kiệm điện - Thành thói quen
Môi trường 17/03/2023 12:19

Thúc đẩy sự thay đổi trong khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước
Môi trường 15/03/2023 08:15

Từ chiều mai (12/3), miền Bắc chuyển rét, có nơi dưới 10 độ C
Môi trường 11/03/2023 08:06

Hà Nội: Điều chỉnh tăng giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp
Môi trường 09/03/2023 18:12

Ô nhiễm môi trường từ những bãi rác tự phát
Đô thị 07/03/2023 15:35

Động đất 3.2 độ richter tại Vĩnh Phúc
Môi trường 03/03/2023 16:02

Tăng tốc “phủ sóng” nước sạch
Đô thị 02/03/2023 08:44

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Vinamik khởi động dự án "Trồng cây hướng đến Net zero"
Môi trường 26/02/2023 16:54

Quảng Bình: Di dời thành công quả bom dưới đáy biển
Môi trường 19/02/2023 21:27