Không hiểu thấu đáo dẫn đến sai lệch kiến thức
Đưa kiến thức phòng chống tham nhũng về nông thôn | |
Khai giảng Chương trình đào tạo kiến thức hội nhập cho thế hệ trẻ Bình Định |
Kết hợp song song
Trên các diễn đàn dành cho phụ huynh như lamchalamme, webtretho... rất nhiều phụ huynh quan tâm tới hình thức giáo dục “mới lạ” này. Nhiều người cho hay, sẵn sàng cho con học tại gia thay vì ngày nào cũng phải khoác cặp đến trường, tối đến lại “đánh vật” với các loại bài tập.
Buổi học thực hành thí nghiệm tại câu lạc bộ “English and Thinking Home” |
Thời gian gần đây, phương pháp cho con học tại nhà được chị Bùi Thu Uyên (TP HCM) chia sẻ trên trang cá nhân và hiện được nhiều người quan tâm, theo dõi. Theo chị Uyên, tuổi thơ của con là không phải học chữ lúc lên 2, học đếm lúc lên 3 và học thêm tiếng Anh lúc lên 4, học viết lúc lên 5, học làm tính lúc lên 6. Phương pháp cho con học tại nhà có ưu điểm là trẻ sẽ không chịu áp lực về “bạo lực học đường”, không phải học đối phó, không phải quay cóp gian lận, không phải “phong bì” để được qua kỳ thi, không biết cách chen hàng, không biết làm ồn nơi công cộng, không xả rác hồn nhiên...và nhất là không lên tiếng khi không hiểu về vấn đề đang được nói đến.
Ngay ở Hà Nội, hiện cũng đang có một số gia đình áp dụng mô hình giáo dục này cho con mình theo xu hướng kết hợp song song với giáo dục của nhà trường. Hiện tại “English and Thinking Home” được biết đến như một cộng đồng sử dụng tiếng Anh cho học sinh, cộng đồng giao lưu giữa các bố mẹ để cùng xây dựng chương trình giáo dục con cái với sự tham gia của gần 200 gia đình. Tùy theo từng độ tuổi mà có chương trình giáo dục cho phù hợp. Điểm nổi bật của phương pháp này là mục tiêu hướng nghiệp cho trẻ ngay từ cấp tiểu học qua các mô hình học tập trải nghiệm để phát huy các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thực hành, kỹ năng thuyết trình, học các kiến thức: khoa học, văn hóa, xã hội, công nghệ tại phòng Lab, thư viện... Chị Nguyễn Liên, hiện đang công tác tại một cơ sở giáo dục của Mỹ tại Hà Nội – chủ nhiệm câu lạc bộ “English and Thinking Home” cho biết, mô hình này được duy trì song song với giáo dục của nhà trường nhằm bổ trợ thêm kỹ năng cho trẻ.
Mục sở thị một buổi học và tham gia một số phản ứng thực tế với hóa chất tại câu lạc bộ “English and Thinking Home”: phản ứng với soda, phản ứng bạc nitorat với đồng, phản ứng thổi bóng bằng hóa chất tại phòng thí nghiệm với giảng viên là người nước ngoài, chúng tôi nhận thấy không khí sôi nổi, hào hứng của trẻ khi thầy giáo liên tục mang đến cho học sinh sự thích thú, tò mò qua các thí nghiệm. Chị Liên cũng chia sẻ, càng làm càng thấy cái khó của các trường khi đưa thực hành vào lớp học. Ở Việt Nam khó tìm hóa chất nguyên chất, toàn pha tạp chất khiến thí nghiệm khó thành công, đã vậy dụng cụ phải đặt đóng cho các thí nghiệm không có sẵn. Đây là một hướng đầu tư giáo dục tốn khá nhiều thời gian, công sức nên để cho con sinh hoạt lâu dài, bố mẹ phải cam kết đồng hành được với con trong nhiều năm. “Vì thế nếu phụ huynh áp dụng phương pháp cho con học hoàn toàn ở nhà đòi hỏi phải có kiến thức toàn diện, chưa kể đến việc thông thạo tiếng Anh để có thể Việt hóa giáo trình cho phù hợp”, chị Liên cho biết thêm.
Khó thực hiện ở Việt Nam
Homeschooling ra đời khoảng cuối thập niên 1960 từ trào lưu đòi cải cách giáo dục ở Mỹ của những người tin rằng trẻ em sẽ học hành tốt nhất, khi được giải phóng khỏi sự cứng nhắc của nền giáo dục chính quy và được phép theo đuổi sở thích riêng. Ứớc tính hiện nay ở Mỹ có khoảng 2 triệu trẻ em không đến trường mà được cha mẹ dạy tại nhà, ở Anh có khoảng 100.000 trẻ, ở Australia và New Zealand có tổng cộng chừng 30.000 trẻ. |
Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện nay giáo trình cho trẻ học tại nhà đều do nước ngoài biên soạn. Cụ thể, tại một trường học ở Mỹ có trang web mang tên Abekaacademy.org, trẻ sẽ học qua DVD, giáo trình và tài liệu do nhà trường gửi về. Bài tập tự làm và cha mẹ là người hướng dẫn con học, đồng thời là người đánh giá và cho điểm mỗi bài làm của con. Định kỳ có kiểm tra của trường và kết quả bài tập của con được gửi sang trường để theo dõi và đánh giá. Học phí nhà trường thu khoảng 1000 USD/năm, chủ yếu dùng để trang trải chi phí mua tài liệu, DVD, sách đọc thêm... Tuy nhiên, với nội dung được nước ngoài biên soạn thì phần kiến thức về văn hóa, lịch sử ở Việt Nam hoàn toàn vắng bóng. Vì thế, để hoàn thiện kiến thức cho con không phải phụ huynh nào cũng có thể làm được.
Theo PGS TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, hiện nay những quy định chung nhất về việc học ở nhà chưa ra đời nên không có cơ sở để xác nhận việc cho con học ở nhà. Điều này đồng nghĩa với việc chưa có các chủ trương từ phía Bộ GD & ĐT cho việc cấp giấy chứng nhận hay cho trẻ không theo học tại trường được tham gia các kỳ thi... Dựa trên những tiện ích của công nghệ thông tin, một số trường tại Singapore cũng mới bắt đầu thí điểm mô hình dạy học qua mạng. Theo đó, học sinh sẽ có 1 ngày không phải đến trường mà sẽ học qua mạng.
Tuy nhiên, áp dụng mô hình này đòi hỏi phụ huynh phải sắp xếp thời gian để giám sát khi trẻ ở nhà. “Môi trường xã hội ở Việt Nam thực chất vẫn chưa đủ điều kiện để homeschooling phát triển. Việc không hiểu thấu đáo về phương pháp này có thể dẫn đến những thiếu hụt về tâm lý cũng như sai lệch về kiến thức. Phương pháp này chỉ có hiệu quả nhất định tùy theo từng độ tuổi. Đối với lứa tuổi mầm non, những bài học nhận biết về thiên nhiên có phần đơn giản hơn nhưng đến những cấp cao hơn, việc giảng và giải những bài tập các môn toán, lý, hóa... sẽ không thể thực hiện đơn lẻ mà cần đến sự liên kết giữa các gia đình để trở thành một cộng đồng hỗ trợ nhau. Điều này sẽ khó thực hiện ở Việt Nam...”, ông Nhĩ cho biết thêm.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12