Không gian văn hóa, du lịch mới của Thủ đô
Rối cạn kết hợp rối nước chào năm mới 2018 | |
Nhọc nhằn đời diễn rối nước |
Người tạo ra mô hình sân khấu rối nước thu nhỏ
Nghệ nhân Phan Thanh Liêm sinh ra trong một gia đình có 7 đời biểu diễn múa rối nước ở thôn Rạch, xã Nam Chấn, Nam Trực, Nam Định. Ông nội và bố anh là nghệ nhân Phan Văn Ngải đã có đóng góp không nhỏ cho nghệ thuật rối nước nhà. Được hun đúc tình yêu nghệ thuật múa rối từ gia đình, nghệ nhân Phan Thanh Liêm luôn nuôi mơ ước từ thuở bé của mình, là mở một sân khấu múa rối nước nhỏ tại gia đình.
Tại Triển lãm văn hóa nghệ thuật Vân Hồ năm 2000, lần đầu tiên mô hình sân khấu múa rối nước thu nhỏ ra đời. Nhưng đây mới là bước thử nghiệm của anh, với bể nước làm sân khấu biểu diễn chỉ rất nhỏ, dài 80cm, rộng 50cm và những con rối cũng cực nhỏ. Sau bước thử nghiệm, rõ ràng mô hình sân khấu múa rối nước thu nhỏ có khá nhiều ưu điểm, nó gọn nhẹ và tiện lợi khi di chuyển, phù hợp khi biểu diễn phục vụ khán giả ở những không gian hạn chế, chật hẹp như trong trường học, cơ quan, gia đình… Nghệ nhân Phan Thanh Liêm cho biết: “Mô hình sân khấu thu nhỏ tiện lợi khi đi biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa và càng tiện lợi khi đi biểu diễn ở nước ngoài, giúp khoảng cách giữa sân khấu và khán giả cũng xích lại gần hơn. Người nghệ sĩ biểu diễn và công chúng khán giả có cơ hội để giao lưu giới thiệu, tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn về nghệ thuật múa rối nước truyền thống của Việt Nam. Về nghệ thuật biểu diễn, khoảng cách từ cánh tay người biểu diễn tới con rối ngắn hơn, cộng với các con rối được tạo tác nhỏ hơn sẽ nhẹ hơn giúp cho người diễn viên biểu diễn điều khiển con rối sinh động hơn, hấp dẫn hơn”.
Nghệ nhân Phan Thanh Liêm và không gian rối nước mới của anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Tuy nhiên, nghệ nhân Phan Thanh Liêm cho biết, mô hình sân khấu thu nhỏ của anh cũng gặp không ít khó khăn: “Do buồng trò eo hẹp, chật chội, chỉ vừa chỗ cho 1 đến 2 người nên một diễn viên phải chịu trách nhiệm nhiều vai cùng lúc, cường độ biểu diễn so với sân khấu lớn sẽ vất vả hơn. Người nghệ sĩ phải liên tục biểu diễn, phải diễn mỗi tay một con – có lúc 8 nhân vật xuất hiện cùng một lúc như trò Bát tiên… thì rất vất vả vì phải hoạt động liên tục”.
Mở thêm không gian mới
Trong những năm qua, được sự bảo trợ, động viên của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, nghệ nhân Phan Thanh Liêm đã không ngừng hoạt động, đưa nghệ thuật múa rối nước phục vụ đông đảo công chúng khán giả tại các cuộc triển lãm, các hội chợ, Hội Xuân, các ngày kỷ niệm, các gia đình, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là đưa đến các trường học biểu diễn. Và đã từ lâu, tại ngôi nhà số 1, ngõ 260 ngách 17/18 Phố Chợ Khâm Thiên, Đống Đa – Hà Nội đã trở thành địa chỉ quen thuộc của đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Những chương trình biểu diễn với những tiết mục múa rối nước dân gian truyền thống sinh động và hấp dẫn đã diễn ra tại sân khấu thu nhỏ trên tầng 4 của ngôi nhà nhỏ bé này thực sự đã chiếm được cảm tình và sự khâm phục của người xem. Nếu như nhiều nhà hát múa rối chật vật lo từng suất diễn, thì trong sân khấu thu nhỏ của mình, mỗi tuần Phan Thanh Liêm đều đặn đón 4 - 5 đoàn khách nước ngoài. Họ đến không chỉ xem rối, tương tác với rối, mà còn được mang những con rối thu nhỏ về làm quà lưu niệm.
Từ đó, nghệ nhân Phan Thanh Liêm mở thêm cơ sở 2 tại số nhà 22, ngách 145/8, ngõ 145 đường Thạch Bàn, Long Biên với thiết kế khoảng 50 khách xem. Sân khấu múa rối nước thu nhỏ ở đây cũng có kích thước tương tự với sân khấu ở Khâm Thiên với 3 mét chiều ngang, 2,6m chiều sâu và bể nước 2,5 m khối. Theo chủ nhân của mô hình sân khấu thu nhỏ, cơ sở mới được mở ra nhằm liên kết các hoạt động du lịch tuyến Bát Tràng (Hà Nội) – Đồ Sơn (Hải Phòng) – Hạ Long (Quảng Ninh). Vị trí mới này sau một thời gian thử nghiệm đã chiếm được cảm tình của người xem, nhất là khách nước ngoài. Ở đó, từ khi bước chân xuống xe, đi vào ngõ tới địa điểm biểu diễn, khán giả sẽ được trải nghiệm trên một con đường hết sức thôn quê. Những giá trị của làng quê Việt pha trộn chút thành thị sẽ biểu thị từ khung cảnh bên ngoài đến khi bước vào không gian rối nước thu nhỏ.
Theo đánh giá của GS Hoàng Chương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc, không chỉ tích cực hoạt động phục vụ công chúng khán giả ở trong nước, trong những năm qua nghệ nhân Phan Thanh Liêm còn thực hiện thành công nhiều chuyến lưu diễn ở nước ngoài. Từ năm 2003 đến nay, anh đã đem sân khấu rối nước thu nhỏ sang lưu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Ba Lan, Canada, Thái Lan, Đức, Malaysia, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Anh, Mỹ… được người khán giả nước bạn đánh giá rất cao. Nghệ nhân Phan Thanh Liêm cho biết, song song với việc tiếp tục khai thác, phục hồi các trò rối nước dân gian truyền thống của ông cha, anh luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo ra những trò rối nước mới phản ánh được những vấn đề của con người và cuộc sống hôm nay. Nghệ nhân Phan Thanh Liêm đã có những chia sẻ đầy tâm huyết: “Thời gian tới, tôi sẽ thử nghiệm cho ra đời một số tiết mục, chương trình múa rối nước đề tài hiện đại, như về văn hóa giao thông, về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, về bảo vệ môi trường sống… Tôi sẽ từng bước đúc rút kinh nghiệm, đứng thật vững trên nền tảng của truyền thống tiếp tục tìm tòi sáng tạo, làm nên những chương trình, tiết mục của sân khấu múa rối nước thu nhỏ của mình ngày càng thành công hơn, tiếp tục đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật múa rối nước của công chúng khán giả trong nước và đưa múa rối nước cổ truyền của Việt Nam vươn xa tới các châu lục”.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07