Khi nào nên tiêm hormon?
Thượng Hải, TQ: 30.000 trẻ dậy thì sớm |
Tiêm hormon gây tác dụng phụ
Hiện nay tình trạng dậy thì sớm ở trẻ đang khiến nhiều ông bố, bà mẹ đứng ngồi không yên. Thậm chí, nhiều gia đình còn nghe các thông tin trên mạng, sau đó đưa con đi tiêm hormon để kìm hãm dậy thì sớm với mong muốn con phát triển đúng tuổi, hoặc tăng thêm chiều cao. Theo GS Dũng nhận định: “Bản chất việc sử dụng thuốc ức chế, kìm hãm dậy thì sớm là phá vỡ quy tắc phát triển tự nhiên của trẻ. Việc dùng hormon ức chế dậy thì không đúng chỉ định, sẽ làm cho trẻ không có được qua trình dậy thì bình thường và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ”.
Ảnh minh họa |
GS Dũng phân tích, việc sử dụng hormon ức chế dậy thì phải tủy thuộc vào từng trường hợp bệnh cụ thể. Đối với những trẻ dậy thì sớm (nữ dưới 6 tuổi và nam trước 10 tuổi) thì nên tiêm hormon để ức chế dậy thì. Còn những trường hợp nữ dậy thì sớm từ 6 đến 8 tuổi, hoặc trên 8 tuổi thì tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ giải thích và quyết định cho trẻ tiêm hormon hay không. GS Dũng cho biết, việc tiêm hormon làm kìm hãm dậy thì sớm có hai điểm lợi.
Thứ nhất loại hormon này sẽ giúp ức chế phát triển các đặc tính sinh dục phụ như: kìm hãm sự phát triển của tuyến vú, lông mu, khả năng có kinh nguyệt…từ đó giúp trẻ tập trung vào việc học, hòa đồng cùng bạn bè. Còn về dài hạn, sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao sau này. “Bởi vì tác hại của dậy thì sớm là ban đầu chiều cao của các bé dường như cao hơn nhiều so với các bạn cùng độ tuổi. Nhưng vì các bé dậy thì sớm hơn kích thích xương phát triển làm cho các đầu xương đóng sớm, khi trưởng thành chiều cao đạt được sẽ thấp hơn 3-5 phân so với dự kiến ban đầu. Đồng thời, cũng tạo ảnh hưởng xấu đến tâm lí của trẻ”- GS Dũng nhấn mạnh.
Tuy nhiên việc tiêm Hormon nhằm kìm hãm dậy thì sớm ở trẻ cũng có những tác dụng phụ. Trẻ không chỉ bị đau khi tiêm, mà còn có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Kèm them những tác dụng phụ có thể xảy ra như đau đầu, bốc hỏa,… Ngoài ra trẻ mất thời gian theo dõi tiêm sau điều trị cũng như tốn kém về kinh phí.
Như thế nào được gọi là dậy thì sớm
GS Dũng cho rằng, hiện này trẻ em (cả nam và nữ) tuổi dậy thì sớm bắt đầu sớm hơn so với khoảng 20 năm về trước. Ngày xưa, thông thường thì “nữ thập tam, nam thập lục”, tức nữ 13 tuổi, nam 16 tuổi mới bước vào tuổi dậy thì. Nhưng hiện nay đối với nữ, các dấu hiệu dậy thì thường bắt đầu từ 8 tuổi, còn nam là 10 tuổi. Như vậy, nếu xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước độ tuổi đó sẽ được coi là dậy thì sớm. Ngược lại, nếu nữ sau 13 tuổi, nam sau 14 tuổi mà chưa dậy thì thì sẽ được coi là muộn.
Để hạn chế bệnh dậy thì sớm ở trẻ, khuyến cáo của GS Dũng là các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ xem ti vi cũng như tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội. “Cuộc sống ngày càng phát triển và sự phát triển của các phương tiện thông tin đã trở thành con dao hai lưỡi gây hại cho trẻ. Sự tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài sẽ lớn hơn, trẻ có thể tiếp cận tới những hình ảnh nóng, phim người lớn... Đây cũng là tác nhân kích thích thần kinh, đẩy nhanh quá trình chín ở hệ viền của não – vùng quyết định sự dậy thì của trẻ. Vì thế khi trẻ vào mạng, xem phim mà không có sự quản lí quan tâm của gia đình sẽ dễ dàng khiến trẻ vào mạng, chơi game, xem đĩa phim người lớn và những hình ảnh tươi mát khiến trẻ dậy thì sớm”. |
Theo đó, dấu hiệu dậy thì bên ngoài ở nữ thường xuất hiện các biểu hiện như vùng tuyến vú phát triển, bắt đầu có lông mu, thay đổi tâm lý… còn nam thường là vỡ tiếng, dương vật phát triển, xuất hiện ria mép, trứng cá,… Còn dậy thì bên trong là những thay đổi trong cơ thể của trẻ, nghĩa là con gái bắt đầu có những thay đổi trong tử cung, có kinh nguyệt và có khả năng mang thai. Con trai thì tinh hoàn có tinh trùng.
Lý giải về căn nguyên trẻ ngày càng dậy thì sớm, GS Dũng cho hay: “Chính sự phát triển của kinh tế xã hội thúc đẩy quả trình dậy thì sớm ở trẻ”. Hiện nay khi đời sống kinh tế phát triển, ăn uống đầy đủ, cơ thể trẻ phát triển tốt, nên trẻ dậy thì sớm theo quy chuẩn quốc tế là điều dễ hiểu. Thứ hai, khi cuộc sống hiện đại trẻ được tiếp xúc với công nghệ thông tin, phim ảnh, trên mạng xã hội quá nhiều… cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình dậy thì sớm hơn so với bình thường.
Bởi vậy ngay khi các bậc phụ huynh phát hiện ra những điểm bất thường ở con cái thì nên đưa trẻ đi đến các cơ sở khám y tế, để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. “Thông thường việc điều trị bệnh dậy thì sớm, bác sĩ phải dựa vào căn nguyên gây ra bệnh để có hướng điều trị hiệu quả. Cũng như tư vấn cho các bậc phụ huynh lựa chọn, có nên tiêm hormon kiềm chế dậy thì sớm cho trẻ hay không”- GS Dũng cho biết.
Để hạn chế bệnh dậy thì sớm ở trẻ, khuyến cáo của GS Dũng là các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ xem ti vi cũng như tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội. “Cuộc sống ngày càng phát triển và sự phát triển của các phương tiện thông tin đã trở thành con dao hai lưỡi gây hại cho trẻ. Sự tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài sẽ lớn hơn, trẻ có thể tiếp cận tới những hình ảnh nóng, phim người lớn …
Đây cũng là tác nhân kích thích thần kinh, đẩy nhanh quá trình chín ở hệ viền của não – vùng quyết định sự dậy thì của trẻ. Vì thế khi trẻ vào mạng, xem phim mà không có sự quản lí quan tâm của gia đình sẽ dễ dàng khiến trẻ vào mạng, chơi game, xem đĩa phim người lớn và những hình ảnh tươi mát khiến trẻ dậy thì sớm”.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18