Khi mùa hoa ngón nở
Thực phẩm gây chết người, cần tránh | |
Lai Châu: Đua nhau ăn lá ngón tự tử |
Hoa ngón - gợi lên nỗi khiếp sợ, ám ảnh của người dân Sơn Tây. Ảnh: T.H |
Lá ngón còn gọi cái tên khác là đoạn trường thảo (nghĩa là cây đứt ruột), mọc nhiều ở vùng núi nước ta... Lá ngón là một loại dây mọc leo, hoa có cánh màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Lá ngón gây chết người do các hợp chất hữu cơ alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân. Chỉ cần một lượng nhỏ chất này là đủ gây chết người.
Mùa đau thương
Sơn Tây là huyện vùng cao (tỉnh Quảng Ngãi), nằm nơi thượng nguồn dòng Đắkdrinh, phía bắc giáp huyện Nam Trà My (Quảng Nam), phía tây giáp huyện Kon Plông (Kon Tum). Vừa đến đầu thôn Đắk Lang, xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, đã thấy hàng chục đứa trẻ Kadong đen đúa, áo quần cáu bẩn hoặc trần truồng ngồi dưới cái nắng gắt nghịch đất và nước. Phía trong nhà, các bà, các mệ ngồi tựa lưng vào vách, miệng nhóp nhép nhai trầu.
Khi hỏi đến tên Đinh Thị Thật, hàng chục con mắt đổ dồn vào người đàn bà ngồi ở gốc nhà tối tăm: “Nó là con dâu tôi, nó ăn lá ngón chết lâu rồi” – bà Đinh Thị Đô (mẹ chồng chị Thật) vừa nói vừa bước ra, rồi vẫy tay gọi đứa trẻ đang chơi đùa ở ngoài sân vào và nói: “Con nó đây”. Có lẽ, nỗi đau bị dồn nén lâu ngày, bà bắt đầu ngay vào câu chuyện buồn từ đứa cháu của mình, là Đinh Văn Nhịp, học sinh lớp 8, con trai đầu của chị Đinh Thị Thật. Do bị gia đình la rầy chuyện học hành, lại thêm chuyện bị nhắc nhở vì chạy xe chở quá số người quy định. Nhịp ăn lá ngón tự tử. Người thân phát hiện kịp, đã vội vã đưa Nhịp lên trung tâm y tế huyện cấp cứu. Nhịp may mắn thoát chết.
Khi về nhà, bố mẹ khuyên bảo, tưởng đâu mọi chuyện đã êm xuôi, ai ngờ đến tối ngày hôm sau, Nhịp lại lẻn ra sau nhà, bứt một nắm lá ngón ăn. Lần này thì không còn hy vọng gì nữa. Nhịp chết ở ngay sau nhà. 4 ngày sau, do quá đau buồn vì cái chết đột ngột của con, chị Thật cũng ăn lá ngón tự tử. Người dân thôn Đắk Lang phát hiện chị Thật chết bên cạnh mộ con trai. Chị Thật chết, để lại người con trai nhỏ dại và người chồng lúc điên lúc tỉnh cho người mẹ già Đinh Thị Đô (60 tuổi)…nuôi.
Ngồi ôm đứa cháu vào lòng, bà Đô nhớ lại cái chết con ruột của mình là Đinh Văn Lum, cũng ăn lá ngón tự tử trước đó một tháng vì “buồn chuyện gia đình” khiến bà không cầm nổi nước mắt: “Thằng Lum cũng để lại một đứa con chưa đầy 4 tuổi cho tôi nuôi”. Tuổi già, nghèo đói, lại đeo bồng thêm hai cháu nhỏ khiến thân hình gầy còm, khắc khổ.
Bố mẹ ăn lá ngón tự tử, để lại hai người con cho người mẹ già Đinh Thị Đô nuôi. Ảnh: T.H |
Bơ vơ
Cũng vào mùa hoa ngón nở năm 2015, ở Đắk Lang, buổi sáng chị Thật ăn lá ngón tự tử, chết bên mộ con trai thì buổi chiều chị Đinh Thị Tim cũng ăn lá ngón tự tử. Tối hôm trước, chị Tim thấy chồng cứ say xỉn suốt ngày, không chịu làm ăn, lời qua tiếng lại đến khuya mới dứt. Mọi chuyện những tưởng sẽ dừng lại ở đó, thế mà chiều hôm sau, chị Tim lặng lẽ ra sau nhà, bứt một nắm lá ngón ăn, rồi gục chết ngay trên thềm nhà.
Chị Tim chết, người chồng sau đó đi theo người phụ nữ làng bên, bỏ mặc hai đứa con nhỏ bơ vơ. Thương em nhỏ dại, không nơi nương tựa, một người chị họ đưa đứa em nhỏ Đinh Thị Bi (12 tuổi) về nuôi, đứa lớn Đinh Văn Siêng thì không biết đang lang thang ở đâu. Bẵng đi một thời gian, người dân ở thôn Đắk Lang không còn thấy cháu Bi ở với người chị họ nữa, hỏi thì chị bảo: “Cháu Bi không còn ở đây, một người bác đến dắt cháu đi đâu hơn một tháng nay rồi, không biết”.
Giữa tháng 6.2017, lại một vụ tự tử bằng lá ngón, nạn nhân là ông Đinh Văn Pum (SN 1969), trú thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây nằm chết ngay tại nhà. Đây là vụ tự tử thứ 3 do ăn lá ngón xảy ra ở xã Sơn Long tính từ đầu năm đến nay. Ông Đỗ Thanh Vượt – Chủ tịch UBND xã Sơn Long cho biết, chỉ tính riêng năm 2016, toàn xã Sơn Long đã có đến 13 vụ tự tử do ăn lá ngón, 2 vụ tự tử do treo cổ. Nguyên nhân chủ yếu là xảy ra những mâu thuẫn nhỏ thường ngày trong gia đình.
Để giảm thiểu những vụ tự tử “vô duyên”, chính quyền địa phương không ngừng tuyên truyền, huy động người dân tham gia chặt phá, tiêu hủy cây ngón ở quanh nhà, ven đường. “Vì khi tức giận, họ chỉ cần bước vài bước ra vườn có thể hái được lá ngón. Nếu lá ngón quanh nhà, ven đường bị tiêu hủy hết, buộc họ phải chạy lên rẫy, lên núi hái. Trong quãng thời gian lên núi hái lá ngón, do đường xa, mệt, có thời gian suy nghĩ…cơn tức trong người họ giảm thì nguy cơ xảy ra tự tử là rất thấp” – ông Vượt giải thích.
Sau những cuộc rượu
Nhưng rồi, mọi cố gắng của chính quyền đành bất lực bởi vì nghèo đói, cuộc sống lạc hậu vẫn còn khắp buôn làng. Đơn cử như trường hợp của ông Đinh Văn Đum, ăn lá ngón tự tử là do những cuộc rượu triền miên, khi về nhà, bị vợ la mắng. Sẵn có hơi men trong người, trong lúc nóng giận, ông Đum vùng vằng đi tìm…lá ngón để giải quyết nỗi “oan ức” của mình. “Kết quả, ông Đum chết, để lại người vợ cùng đàn con nhỏ nheo nhóc, đói ăn, thiếu mặc” – ông Vượt ngao ngán.
Mùa này, cứ chiều chiều, từng tốp thanh niên trai tráng, cả người già sau một ngày mệt nhọc, len lỏi trên nương, rẫy hoặc vác keo thuê trở về. Cầm mấy trăm ngàn tiền công trong tay, họ lại tụ tập nhau lại, đánh chén no say đến khuya mới trở về nhà. Khi say xỉn thường xảy ra cãi vã, mâu thuẫn, buồn chán... Mà mâu thuẫn, buồn chán thì cũng là một cái cớ để tự tử. Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ bao trùm, đeo bám lên cái huyện nghèo từ năm này sang năm khác.
Có lẽ, chỉ khi nào người dân có đủ nhận thức, tránh xa rượu bia, chịu khó làm ăn, thì những vụ tự tử với lý do lãng xẹt mới không còn ám ảnh và đeo bám những gia đình người Kadong ít nói và thật thà. Họ không muốn giữa đêm khuya thanh vắng, đâu đó, làng trên, xóm dưới bất chợt lại có những tiếng khóc than đến lạnh người. Họ không muốn nhìn thấy cảnh bà Đô cứ chiều chiều dắt hai đứa cháu lên thăm mộ con, rồi lững thững trở về trong căn nhà ẩm thấp, tối tăm. Và biết đến bao giờ, người dân ở đây thôi bị ám ảnh, khiếp sợ… khi mùa hoa ngón nở!
Theo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Giao thông 05/11/2024 17:00
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30