Lai Châu: Đua nhau ăn lá ngón tự tử

LĐTĐ -Yêu nhau mà bị ngăn cấm là tìm đến lá ngón; vợ chồng giận nhau, cãi nhau cũng tìm đến lá ngón; kinh tế khó khăn cũng tìm đến lá ngón; bố mẹ không cho đi xem phim, không cho đi chơi chợ hay không cho lấy vợ cũng tìm đến lá ngón. Thậm chí, đi giữ trâu không may để lạc chưa tìm được cũng tìm đến lá ngón.... Già tìm đến lá ngón, trẻ cũng tìm đến lá ngón. Nữ tìm lá ngón, nam cũng tìm đến lá ngón...

Hơn 100 vụ tự tử bằng lá ngón trong thời gian 3 năm nay trên địa bàn tỉnh Lai Châu, 78 người chết. Con số khiến nhiều người trong chúng ta không khỏi giật mình. Tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong đồng bào dân tộc thiểu số, mà 90% trong số đó là đồng bào dân tộc Mông. Từ thành thị đến nông thôn, hầu hết trên địa bàn tỉnh Lai Châu đều phổ biến tình trạng này.

Chỉ cần 3 lá ngón có thể giết chết 1 mạng người
Chỉ cần 3 lá ngón có thể giết chết 1 mạng người

Chỉ cách trung tâm TP.Lai Châu chưa đầy 3km... liên tiếp 3 người chết tại bản Gia Khâu, xã Nậm Loỏng, TP Lai Châu được xác định là do tự tử. “Kẻ tiếp tay” cho những cái chết đó là một loài cây dại. Nó chẳng xa lạ gì với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi mang tên... lá ngón. Nhiều nơi gọi nó là cây đoạn trường thảo hay còn gọi là cây giết ruột. Loài cây này là nguyên nhân gián tiếp cướp đi sự bình yên của bao bản làng; ngấm ngầm giết chết hạnh phúc của bao gia đình.

Chúng tôi đến nhà tâm sự hồi lâu, người đàn ông dân tộc Mông, Thào A Xỷ mới mở lời chia sẻ: “Vì nhà nghèo nên bố mẹ cho lập gia đình sớm. Vợ là Sùng Thị Dia, nhà bố mẹ nó ở sát vách nhà mình. Hai vợ chồng lấy nhau đến nay đã được 7 năm và có với nhau 3 mặt con rồi. Sự việc xảy ra vào một buổi trưa cuối năm. Tôi đi chợ phiên mua được ít thịt ngon nên gọi bố vợ đến uống rượu. Sau cuộc rượu, thấy đói nên tôi bảo vợ đi mua phở về ăn. Lúc về nó bảo không có phở nên mua mì tôm. Nghĩ vợ tiếc tiền, sẵn hơi men trong người tôi đá bay đĩa thịt, chửi nó vài câu. Thế mà nó vào rừng ăn lá ngón. Khi nó về, bảo là đã ăn lá ngón thì không cứu được nữa”.

Cách nhà Xỷ không xa có 3 đứa trẻ mồ côi... Vừa tròn hai tháng, mẹ các em là Thào Thị Dê tìm đến lá ngón để cứu rỗi bản thân khỏi sự buồn chán bởi chồng chết, kinh tế gia đình túng quẫn. Giờ đây, gánh nặng dồn lên vai người anh cả Chang A Sang, 22 tuổi. Vừa làm bố, vừa làm mẹ nuôi hai đứa em; một trai là Chang A Do, 6 tuổi, một gái là Chang Thị Dở, 8 tuổi. Cả hai đứa nhỏ đều là học sinh giỏi ở trường.

Nói về khó khăn của mình, Chang A Sang cho biết: “Trước đây, kinh tế gia đình đã khó khăn. Từ khi mẹ mất, càng khó khăn hơn. Chẳng biết em có thể nuôi cho 2 đứa nó ăn học đến khi nào nữa. Thôi thì cố được ngày nào hay ngày nấy. Chỉ tiếc, hai đứa em ham học lắm!

Chẳng cần hỏi chúng tôi cũng có thể hiểu hoàn cảnh hiện tại của 3 đứa nhỏ. Căn nhà trống huơ, trống hoác. Tài sản trong căn nhà gỗ chẳng có gì đáng giá ngoài 3 tấm gỗ kê thành “giường” ngủ và... 2 cái nồi nhỏ dùng để nấu cơm. “Bữa cơm” theo đúng nghĩa đen của nó là cơm và... muối trắng. Sợ chúng tôi chưa hiểu về điều này, em Dở rưng rưng nước mắt giải thích: “Khi mẹ còn sống, trong bữa ăn của bọn em thỉnh thoảng còn có bữa rau, bữa thịt. Mẹ mất rồi, có cơm như thế này ăn là may mắn lắm!”. Chẳng biết là vì tủi thân hay vì nhớ mẹ mà nước mắt em cứ thế trào ra.

Dựa theo thông tin do Công an tỉnh Lai Châu cung cấp, số vụ tự tử và số người bị chết do tự tử bằng lá ngón vẫn tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Lai Châu, chỉ tính riêng 3 năm từ 2011 đến hết năm 2013 có 67 người chết do tự tử bằng lá ngón. Trong đó, năm 2011 có 16 người chết; năm 2012 có 23 người chết; năm 2013 có 28 người chết. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014, đã xảy ra 9 vụ làm 11 người chết vì ăn lá ngón tự tử. Mặc dù chính quyền địa phương và lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền về tác hại của loài cây này nhưng số vụ tự tử và số người chết bằng lá ngón vẫn tăng dần qua các năm. Con số này quả thực đáng báo động.

Về vấn đề này, Trung tá Trần Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an tỉnh cho biết: "Qua thực tế điều tra các vụ án mạng liên quan đến tự tử bằng lá ngón có muôn ngàn lý do nhưng tựu trung lại tất cả nó đều xuất phát từ những lý do đơn giản đến khó hiểu. Yêu nhau mà bị ngăn cấm là tìm đến lá ngón; vợ chồng giận nhau, cãi nhau cũng tìm đến lá ngón; kinh tế khó khăn cũng tìm đến lá ngón; bố mẹ không cho đi xem phim, không cho đi chơi chợ hay không cho lấy vợ cũng tìm đến lá ngón. Thậm chí, đi giữ trâu không may để lạc chưa tìm được cũng tìm đến lá ngón.... Già tìm đến lá ngón, trẻ cũng tìm đến lá ngón. Nữ tìm lá ngón, nam cũng tìm đến lá ngón...".

Lý giải về điều này, Trung tá Trần Đức Thành - Đội Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Công an phụ trách xã, Công an TP Lai Châu: "Đối tượng trong những vụ tự tử này thường là đồng bào dân tộc thiểu số có nhận thức còn hạn chế. Đặc điểm của họ là có tính cách bộc trực, thẳng thắn, lòng tự trọng cao. Chính vì vậy, chỉ vì những mâu thuẫn rất đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày trong gia đình giữa vợ - chồng, anh - em, con cái - bố mẹ; mâu thuẫn trong quan hệ xã hội như tình ái, tranh chấp nguồn nước, nương rẫy... dẫn đến tranh cãi. Từ những mâu thuẫn nhỏ, không giải quyết được dẫn tới việc tìm đến lá ngón để giải quyết.

Ở một tỉnh miền núi như Lai Châu, không khó để tìm ra loài cây này. Nó mọc khắp các bản làng. Từ trong rừng, trên nương, ven đường cho đến tận vách nhà. "Chỉ cần 3 lá ngón có thể giết chết một mạng người; một cây lá ngón là đủ giết chết cả bản". Loài cây này lên nhanh sau những ngày mưa. Đã có nhiều nơi, chính quyền đã vận động bà con nhân dân đi phá nhổ, đào tận gốc loài cây này. Nhưng càng đào, rễ cây đứt ra lại mọc càng nhanh và mạnh. Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này, điều duy nhất là phải thay đổi được nhận thức của người dân.

Về tác hại của loài cây này, ai cũng biết. Lực lượng Công an cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương xuống địa bàn tuyên truyền, vận động. Ừ thì, lúc nghe cũng thấy sợ đấy! Nhưng lúc buồn chán, bực tức là quên hết và chạy đi tìm lá ngón để "giải quyết". Vậy nên, để giải được bài toán này. Cần sự nhập cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các ngành các cấp để người dân nâng cao nhận thức, tránh hậu quả đau lòng xảy ra.

Đã gần 3 tháng nay, ngôi nhà của bốn cha con anh Thào A Xỷ ở bản Gia Khâu I, xã Nậm Loỏng lạnh lẽo và âm u vì bị bỏ trống. Sau cái chết tức tưởi của người vợ 20 tuổi, ông bố 22 tuổi đành đưa 3 đứa con trai về sống cùng ông bà nội cho đỡ hiu quạnh và cũng để có người chăm sóc lũ trẻ. Ba đứa bé, mỗi đứa cách nhau 1 tuổi; đứa lớn nhất 5 tuổi, đứa nhỏ nhất 3 tuổi. Ở cái tuổi đó, trong ánh mắt ngây thơ và trong sáng của những đứa trẻ này, có lẽ không biết vì sao mẹ lại bỏ các em đi sớm như thế. Và có lẽ, chúng cũng chưa hiểu vì sao mẹ về đến nhà, chưa kịp ôm hết 3 anh em thì đã chết một cách đau đớn đến vậy.

Nguồn CAND

Nên xem

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

Tin khác

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

(LĐTĐ) Bệnh nhân nam N. V. T (56 tuổi, ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nhập Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động