Kết quả nước uống C2 và Rồng Đỏ vênh nhau: Cơ quan quản lý nói gì?
Vụ C2, Rồng đỏ nhiễm chì vượt mức: Công ty URC Hà Nội bị phạt 5,8 tỉ đồng | |
Sản phẩm C2 và Rồng đỏ tiếp tục bị cơ quan chức năng "tuýt còi" |
Chỉ 15 ngày, có 2 kết quả khác nhau!
Đoàn thanh tra cùng đại diện Công ty Urc Hà Nội giám sát việc tiêu hủy hàng không đạt tại cơ sở xử lý chất thải Công ty CP Đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam. |
Cách đây không lâu, khi kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nước uống C2 và Rồng Đỏ được cho có lượng chì vượt ngưỡng cho phép được phát tán trên mạng xã hội, người tiêu dùng (NTD) chưa tin, bởi họ cho rằng trong thời buổi cạnh tranh, không ít doanh nghiệp lợi dụng mạng xã hội để “triệt nhau”. Sau thông tin đó, với chức năng quản lý nhà nước của mình, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, thì “nghi án” nước uống C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì vượt mức đã được sáng tỏ. Cụ thể, với kết quả xét nghiệm lần đầu được công bố ngày 13.5.2016, Cục ATTP đã có kết quả kiểm nghiệm ngẫu nhiên 5 mẫu Trà xanh hương chanh C2 và 5 mẫu nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng Đỏ thì cả 10/10 mẫu đều có hàm lượng chì nằm trong giới hạn quy định.
Mừng hơn, khi Thanh tra Bộ Y tế có kế hoạch thanh tra các nội dung liên quan đến ATTP của Công ty URC Việt Nam thì các sản phẩm ở công ty này đều có lượng chì còn thấp hơn ngưỡng cho phép. Để chứng minh cho sự trong sạch, phía Công ty URC Việt Nam liên tiếp công bố kết quả kiểm nghiệm sản phẩm C2 và Rồng Đỏ hoàn toàn phù hợp với quy định về ATTP, đồng thời cũng để trấn an dư luận.
“Vậy tại sao cùng một quy trình sản xuất, các sản phẩm nước uống C2 và Rồng Đỏ lại ra kết quả khác nhau như vậy?”- phóng viên đặt vấn đề, thì ông Phong trả lời rằng: “Có thể là do quy trình của Công ty URC Việt Nam có vấn đề hoặc là do nguyên liệu của sản phẩm không đạt yêu cầu, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra cũng không đạt yêu cầu”. |
Kết quả công bố là thế, doanh nghiệp phô trương sản phẩm của mình bị nghi chất lượng không an toàn sai là vậy, song thật bất ngờ ngày 21.5, Thanh tra Bộ Y tế ra quyết định tạm dừng lưu thông 3 lô sản phẩm nước trà xanh hương chanh C2, nước tăng lực hương dâu Rồng Đỏ do hàm lượng chì không đạt theo tiêu chuẩn công bố. Chưa hết, ngày 23.5, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Công ty URC Việt Nam, thì ngay lập tức Công ty này có thông báo tạm dừng lưu thông thêm 2 lô C2 và Rồng Đỏ vì có hàm lượng chì vượt công bố 4 - 9 lần. Nghiêm trọng hơn, ngày 31.5. 2016, Bộ Y tế đã chính thức thông báo kết quả thanh tra đối với Công ty URC khi kiểm nghiệm 2 lô sản phẩm thực phẩm: Trà xanh hương chanh C2, nước tăng lực hiệu hương dâu Rồng Đỏ có hàm lượng chì cao hơn mức công bố; thậm chí, cao hơn gấp nhiều lần.
Có thể nguyên liệu không đạt yêu cầu?
Đến giờ phút này có thể khẳng định, một số sản phẩm nước uống C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì cao hơn mức độ cho phép là có thật. Song vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm, tại sao chỉ trong thời gian khá ngắn, mỗi cơ quan chức năng lại cho một kết quả kiểm tra khác nhau về nồng độ chì với các sản phẩm trên?
Trả lời PV Báo Lao động Thủ đô về nội dung này, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết: Việc kết quả kiểm nghiệm sản phẩm C2 và Rồng Đỏ khác nhau trong thời điểm ngắn là bình thường. Lý do, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra thì lô sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn ATTP, nhưng về sau cũng lấy 5 mẫu C2 và Rồng Đỏ ngẫu nhiên trên thị trường thì lại có kết quả lại ngược lại. “Vậy tại sao cùng một quy trình sản xuất, các sản phẩm nước uống C2 và Rồng Đỏ lại ra kết quả khác nhau như vậy?”- phóng viên đặt vấn đề, thì ông Phong trả lời rằng: “Có thể là do quy trình của Công ty URC Việt Nam có vấn đề hoặc là do nguyên liệu của sản phẩm không đạt yêu cầu, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra cũng không đạt yêu cầu”.
Việc các sản phẩm C2 và Rồng Đỏ của URC có lượng chì vượt ngưỡng cho phép đã rõ ràng. Câu hỏi đặt ra, tại sao chỉ trong vòng 17 ngày lại có những kết luận vênh nhau như vậy giữa các cơ quan chức năng của Bộ Y tế?
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cam Ranh đứng trước vận hội lớn để trở thành thủ phủ du lịch mới của Việt Nam và thế giới
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Triển khai các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù
Rà soát các công trình chậm tiến độ, gây lãng phí trên địa bàn Đồng Nai
Dự kiến nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ hoàn thành vào ngày 30/3/2025
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Tin khác
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân
Y tế 12/11/2024 12:48
Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ
Y tế 12/11/2024 11:50
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông
Y tế 12/11/2024 06:25
Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 11/11/2024 15:31
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất
Y tế 10/11/2024 19:39
Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng
Y tế 09/11/2024 18:24
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi
Y tế 08/11/2024 16:29
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử
Y tế 07/11/2024 15:06
Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da
Y tế 07/11/2024 08:14
30 năm phớt lờ bướu giáp, cụ bà bị khó thở kéo dài
Y tế 06/11/2024 18:07