Huyện Thanh Oai: Quyết tâm tháo gỡ khó khăn hoàn thành mục tiêu

(LĐTĐ) Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) đã có 14/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, với mục tiêu hoàn thành huyện NTM sớm hơn kế hoạch vào năm 2020, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Oai cần phải nỗ lực giải quyết những vướng mắc với các tiêu chí như: Y tế, môi trường, văn hóa…
huyen thanh oai quyet tam thao go kho khan hoan thanh muc tieu
Huyện Thanh Oai sớm hoàn thành nhóm tiêu chí dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng...(ảnh Đ.Đ)

Sớm hoàn thành tiêu chí dồn điền, đổi thửa

Là huyện thuần nông của TP Hà Nội, Thanh Oai gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng NTM. Tuy nhiên với sự nỗ lực cao của hệ thống chính trị và nhân dân, đến nay Thanh Oai đạt được những thành tựu khả quan, qua đó đã thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện. Đề cập về công tác triển khai Chương trình NTM, ông Dương Bá Mẫn - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng NTM Đảng bộ và chính quyền đã xác định công tác dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng là một trong những nhóm tiêu chí quan trọng.

Xác định được mục tiêu đó, trong quá trình triển khai, thực hiện, công tác dồn điền, đổi thửa và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng đã nhận được sự đồng lòng và hưởng ứng tham gia tích cực của người dân trên toàn huyện. Cùng với đó, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lũy kế đến tháng 8.2018, toàn huyện đã cấp được 31.310/32.072 giấy chứng nhận (đạt 97,6%)…

“Kể từ khi triển khai NTM, đến nay toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 1.260ha trồng lúa kém hiệu quả sang các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, 700ha đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản, 110ha rau màu, 394ha trồng cây ăn quả, 5ha trang trại tổng hợp. Nhiều mô hình cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với cấy lúa như nuôi trồng thủy sản kết hợp thủy cầm cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm tại các xã Liên Châu, Tân Ước... Hay mô hình trồng cam Canh, bưởi Diễn ở xã Kim An, Thanh Mai cho thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng/ha/năm...", ông Mẫn cho hay.

Với sự chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác dồn điền, đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, thời gian qua tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện từng bước được chuyển dịch sang hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời xuất hiện một số mô hình áp dụng cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao; hình thành nên các vùng sản xuất tập trung và xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông sản, tạo ra các chuỗi liên kết bền vững giúp người chăn nuôi, trồng trọt tiêu thụ sản phẩm, ổn định sản xuất… nâng cao đời sống và thu nhập của người dân. Nếu như năm 2016, thu nhập bình quân trên địa bàn huyện mới chỉ đạt 32,387 triệu đồng/người/năm, dự kiến đến hết năm 2018 thu nhập của người dân sẽ đạt mức 40,5 triệu đồng/người/năm.

Cùng với việc hoàn thành tốt nhóm tiêu chí dồn điền, đổi thửa…một trong những tiêu chí sớm hoàn thành mục tiêu của huyện Thanh Oai là tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh được đánh giá cao. Theo ông Dương Bá Mẫn, vấn đề quốc phòng và an ninh đến nay đã có 19/20 xã đạt chuẩn (chiếm 95%); Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật có 20/20 xã đạt (chiếm 100%).

Tháo gỡ khó khăn hoàn thành NTM vào năm 2020

Bên cạnh những tiêu chí NTM đã đạt được, theo chia sẻ của trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai, hiện tại một số nhóm tiêu chí NTM vẫn “gặp khó” trong quá trình triển khai. Trong đó, nổi bật nhất là các nhóm tiêu chí liên quan đến y tế, môi trường, văn hóa.

“Nhóm tiêu chí về y tế, hiện huyện mới chỉ có 14/20 xã đạt chuẩn (chiếm 70%), tiêu chí văn hóa có 17/20 xã đạt (chiếm 85%) và nhóm tiêu chí môi trường mới chỉ có 11/20 xã đạt tiêu chuẩn (chiếm 55%)…hiện để hoàn thành nhóm tiêu chí này, đã có 34 làng, 26 cơ quan, đơn vị đăng ký phấn đầu đạt danh hiệu văn hóa trong năm 2018; 2 xã đang ký đạt chuẩn văn hóa NTM; có 49.670/53.927 hộ đăng ký danh hiệu Gia đình văn hóa đạt 92%”, ông Mẫn nói.

Đề cập đến nguyên nhân dẫn đến việc các nhóm tiêu chí trên chưa đạt được kết quả tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại, đại diện Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện Thanh Oai cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, môi trường, văn hóa…chưa thực sự phát triển sâu rộng, tỷ lệ bảo hiểm y tế một số địa phương đạt thấp, cơ sở vật chất một số trường học còn chưa đảm bảo yêu cầu. Đặc biệt, công tác rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch ở một số xã còn chưa chủ động; việc xây dựng NTM vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước…

Ông Mẫn khẳng định, nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng NTM, thời gian tới, huyện quyết tâm dồn mọi nguồn lực để đẩy nhanh việc triển khai các công trình xây dựng cơ bản và đảm bảo chất lượng các công trình, phấn đấu hoàn thành nốt các tiêu chí “khó” còn lại như môi trường, y tế…qua đó, sớm đưa huyện Thanh Oai hoàn thành chương trình xây dựng NTM vào năm 2020.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Xem thêm
Phiên bản di động