Những trưởng thôn vùng giáo ở Hà Tĩnh hết lòng vì dân
Nữ Phó trưởng thôn hết lòng vì công việc Nữ trưởng thôn làm dân vận khéo Nữ trưởng thôn “ba đảm đang” Câu chuyện về nữ trưởng thôn |
Hơn 4 thập kỷ làm cán bộ thôn
Được sự tin tưởng của nhân dân, ông Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1954, ở thôn 5, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) giữ cương vị Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn hơn 40 năm nay.
Ông Nguyễn Thanh Bình kể lại: Năm 1980, tôi rời quân ngũ trở về quê hương sinh sống, lập nghiệp và lập gia đình. Lúc này tuổi đời còn trẻ nhưng tôi được đào tạo qua môi trường quân đội, ước vọng phát triển kinh tế tại địa phương cao nên đã được bà con tin tưởng bầu làm cán bộ thôn.
Ông Nguyễn Thanh Bình hơn 40 năm gắn bó với công việc của thôn chia sẻ cách phát triển kinh tế hộ gia đình với phóng viên |
Từ đó đến nay đã hơn 40 năm, gắn bó với công việc của thôn, bây giờ tôi đã 47 năm tuổi Đảng nhưng ở cương vị nào tôi cũng luôn nhận được sự tín nhiệm của cán bộ và nhân dân.
Hỏi về những kỷ niệm và ước vọng, ông Bình tiếp câu chuyện: “Với vai trò Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, tôi đã trải qua không ít khó khăn. Thời điểm mới bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến hiện tại, việc huy động nguồn lực trong dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư vẫn là nhiệm vụ không hề dễ dàng bởi điều kiện kinh tế của bà con không đồng đều và còn nhiều khó khăn trong cuộc sống của người dân lương và giáo".
Thôn 5, xã Sơn Giang có 231 hộ dân với 924 nhân khẩu, trong đó bà con giáo dân chiếm 40%. Trước đây, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào làm ruộng, trồng cây lâu năm manh mún, sau này khi chuyển đổi ruộng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật, năng suất mùa vụ dần tăng lên, đời sống ngày một khấm khá hơn. Đặc biệt, từ năm 2011, cùng với toàn xã, người dân thôn 5 bước vào công cuộc xây dựng NTM.
"Để làm gương cho bà con noi theo, tôi đã bắt tay vào xây dựng NTM từ chính gia đình mình, tiên phong xóa bỏ vườn tạp, quy hoạch lại vườn tược, trồng 60 gốc cam bưởi, chăn nuôi 4 con hươu và 12 đàn ong lấy mật. Từ cách làm này, mỗi năm gia đình tôi thu nhập gần 200 triệu đồng", ông Bình chia sẻ.
Thấy người cán bộ thôn luôn “miệng nói, tay làm”, gương mẫu phát triển kinh tế, nên bà con lương giáo thôn 5 ai cũng dần có ý thức xây dựng làng quê giàu đẹp hơn, đoàn kết thực hiện tốt các chủ trương. Noi gương ông, nhân dân thôn 5 đã tích cực xây dựng vườn mẫu, chăm lo phát triển kinh tế. Hiện, toàn thôn đã xây dựng được 40 mô hình kinh tế, mỗi mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Thanh Bình ở xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (47 tuổi Đảng) Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn hơn 40 năm nay |
Đặc biệt, bà con lương giáo đã đồng lòng hiến hơn 1.000m2 đất và nhiều tài sản trên đất để mở rộng các tuyến đường. Hiện nay, 100% tuyến đường trong thôn đều được bê tông hóa, đảm bảo đi lại thuận tiện. Bà con cũng tích cực xóa bỏ vườn tạp, trồng các loại cây mang lại thu nhập cao. Từ trong nhà ra đường làng, ngõ xóm đều được vệ sinh sạch sẽ; nhà cửa được sắp xếp gọn gàng.
Nhờ sự tâm huyết của người “vác tù và” Nguyễn Thanh Bình và sự thay đổi trong nhận thức của người dân nên đến nay, đời sống của nhân dân thôn 5 đã được cải thiện, thu nhập bình quân hiện đạt hơn 40 triệu đồng/người/năm, bộ mặt nông thôn ngày càng có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, bà con lương giáo thôn 5 đang ra sức phấn đấu về đích khu dân cư kiểu mẫu vào cuối năm nay.
Nữ Trưởng thôn… bê tông hóa đường làng
Những con đường trong thôn Hải Hà, xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, nay đã rải bê tông hóa thẳng tắp, sạch sẽ, những khu vườn kiểu mẫu đẹp, phát triển kinh tế… đó là nhờ công lớn của nữ Trưởng thôn Trần Thị Mai.
Thôn Hải Hà - là thôn giáo toàn tòng với 125 hộ, 509 nhân khẩu. Năm 2016, Kỳ Hà bắt tay xây dựng NTM, cùng thời điểm đó xảy ra sự cố môi trường biển khiến mọi phong trào, hoạt động ở đây vốn đã khó càng thêm khó. Bà con trong thôn chủ yếu sinh sống bằng nghề đi biển sự cố môi trường làm người dân không khỏi bất an.
Nữ Trưởng thôn Trần Thị Mai giới thiệu về các tuyến đường làng đã được bê tông hóa |
Trước những vấn đề nan giải trên, mọi áp lực đều đổ dồn lên đôi vai của nữ Trưởng thôn. Đối diện với những khó khăn, áp lực kể cả những định kiến ở vùng nông thôn khi phụ nữ làm lãnh đạo, bà Trần Thị Mai đã phấn đấu vượt qua bằng bản lĩnh, sự tận tâm vì lợi ích của người dân.
Hỏi về quá trình công tác gặp phải những khó khăn, bà Mai nhớ lại, năm 2017, khi thôn Hải Hà bắt đầu triển khai xây dựng NTM, bà con chưa hiểu được những giá trị của NTM. Họ chưa hiểu được sự cần thiết của hệ thống giao thông thôn xóm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày nên công tác vận động để mọi người chung sức xây dựng vô cùng khó khăn, ngoài ra địa phương chủ yếu là người già và phụ nữ ở nhà nên rất khó khăn trong việc huy động nhân lực.
“Bà con nơi đây là giáo dân nên mọi quyết sách họ đều lắng nghe từ Ban Hành giáo. Bản thân tôi là một giáo dân, một cán bộ thôn, tôi đã tranh thủ sự ủng hộ của Ban Hành giáo để giải quyết những việc chung của thôn. Từ đó, tôi thành cầu nối giữa chính quyền địa phương và bà con giáo dân Hải Hà để xây dựng các hạng mục NTM...”, bà Mai kể lại.
Công cuộc xây dựng NTM mới bắt đầu, trước mắt là một chặng đường nan giải khi đi vận động người dân hiến đất, hiến cây để làm đường giao thông nông thôn.
Nhờ công tác dân vận tốt nên phong trào NTM tại thôn Hải Hà được nâng cao xanh, sạch, đẹp |
Để nêu gương, bà Mai đã tiên phong hiến hơn 50m2 đất mặt tiền nhà mình để mở rộng trục đường từ 3m lên 5m, đồng thời, vận động người thân tham gia hiến đất. Đối với những gia đình chưa đồng thuận, bà Mai âm thầm đến từng nhà phân tích, vận động. Và rồi “mưa dầm thấm lâu” dần dần, mọi người đã sẵn sàng hiến đất, hiến cây, hiến tài sản, đóng góp tiền của, tham gia ngày công để làm đường, dọn dẹp cảnh quan, xây dựng các công trình phúc lợi thiết yếu.
Từ năm 2017 đến 2021, hàng chục hộ dân trong thôn đã tự nguyện hiến gần 2.000m2 đất, xây dựng 2,4km đường giao thông nông thôn, 1km kênh mương nội đồng; trồng hơn 2km hàng rào xanh, xóa 30 vườn tạp, xây dựng 30 vườn mẫu, 8 mô hình kinh tế cho hiệu quả cao. 5 năm qua, hơn 5.000 ngày công và hơn 1,5 tỷ đồng đã được người dân đóng góp cho công cuộc xây dựng NTM của địa phương…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05