Huyện Sóc Sơn: Đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thanh Oai: Giữ nét làng trong xây dựng nông thôn mới | |
Hướng đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu | |
Huyện Thanh Oai: Quyết tâm giúp người dân thoát nghèo bền vững |
Theo Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM huyện Sóc Sơn, tính đến thời điểm hiện tại toàn huyện có 186 hợp tác xã (HTX), trong đó có 91 HTX nông nghiệp, 70 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 25 HTX khác… Mặc dù chịu những tác động của biến đổi khí hậu, nhưng với sự phát triển bài bản, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn đạt được những kết quả quan trọng.
Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp giúp nông dân huyện Sóc Sơn thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao thu nhập (ảnh Đ.Đ) |
Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân 2018 đạt 10.763 ha (đạt 99,66%) kế hoạch. Trong đó diện tích lúa đã cấy đạt 9.647 ha (đạt 107,2%) kế hoạch, diện tích rau màu, cây trồng khác đạt 1.116 ha (đạt 72,65%)… Cùng với đó, tình hình chăn nuôi, thú y trên địa bàn huyện đã đi vào ổn định, sản lượng hơi xuất chuồng tăng khá, trong đó trâu tăng 3,8%, bò tăng 5,6%, gia cầm tăng 6,9%, tổng đàn lợn tăng 5,4%, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng ổn định và có sản lượng đạt 1.190 tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ…
Để có được những kết quả trên, theo Ban chỉ đạo chương trình NTM huyện Sóc Sơn, đó là nhờ việc ứng dụng công nghệ sản xuất trong nông nghiệp được đẩy mạnh, ví dụ như trong sản xuất nông nghiệp đã khảo nghiệm được nhiều giống lúa chất lượng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của huyện, bên cạnh đó là các giống cây ăn quả khác như thanh long, bưởi diễn, đu đủ, chuối tiêu hồng, ngô nếp…
Trong quá trình triển khai ứng dựng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệ, phương pháp canh tác hữu cơ thân thiện với môi trường được quan tâm thực hiện, ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất, bảo quản chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, hiện tại một số HTX đã làm chủ công nghệ sản xuất giống nấm, sản xuất nấm trái vụ… Ngoài ra, huyện đã hình thành 5 khu sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao là: Sản xuất trong nhà lưới, nhà màng áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt… việc đưa cơ giới hóa trong từng khâu sản xuất nông nghiệp từng bước được đẩy mạnh (trên địa bàn có trên 3.300 máy móc làm đất, tỷ lệ cơ giới hóa trong làm đất lúa đạt trên 90%; 174 trạm bơm nước; 588 tuyến kênh…).
Trong chăn nuôi, nhiều giống vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao được đưa vào sản xuất đã giúp nhân dân phát triển kinh tế như: Nuôi chim bồ câu lai pháp, nuôi chim cu gáy; các kỹ thuật mới trong chăn nuôi cũng được áp dụng mạnh mẽ như kỹ thuật nuôi vỗ béo bò, kỹ thuật chống nống cho gia súc, gia cầm, kỹ thuật làm chuồng khép kín, chuồng tự động…
Nhằm hỗ trợ tích cực cho việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, UBND huyện Sóc Sơn đã đầu tư cải tạo 6 hồ, xây mới 8 trạm bơm, 63,28 km kênh mương chính. Tiến hành bàn giao nguyên trạng các công trình thủy lợi; cùng với đó, tất các các tuyến kênh nhánh hiện UBND huyện đang quản lý cũng được duy tu, duy trì theo phân cấp về Thành phố đảm bảo các điều kiện cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất. Duy trì hiệu quả hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai huyện, các tiểu ban, lực lượng tuần tra canh gác bảo vệ đê…
Với việc triển khai chương trình xây dựng NTM, cũng như đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã có sự chuyển dịch tích cực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đạt kết quả cao. Đặc biệt, việc áp dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp đã hình thành các sản phẩm có thương hiệu trên địa bàn huyện như: Rau hữu cơ, chè an toàn Bắc Sơn, bưởi sạch Sóc Sơn, gà đồi, nấm…
Cùng với đó, tư duy sản xuất của người nông dân đã có sự chuyển biến tích cực, tiếp cận áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chuyển từ sản xuất manh mún sang sản xuất tập trung, mang tính hàng hóa và nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đó, giá trị sản xuất trên 1ha canh tác tăng nhan, từ 132 triệu đồng/ha năm 2015, tăng lên 161 triệu đồng/1 ha năm 2017, góp phần quan trọng đưa huyện Sóc Sơn sớm cán đích NTM.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Nông thôn mới 17/07/2024 11:55