Hướng tới mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam
Tăng thuế thuốc lá là biện pháp hiệu quả nhất để giảm tử vong | |
Liên hợp quốc tuyên bố Mali đã thoát khỏi dịch Ebola | |
Nguy cơ từ 4 đại dịch bệnh |
Tháng 7/2014, Liên Hợp Quốc đã khởi xướng các mục tiêu 90-90-90. Tức là 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp và ổn định hay còn gọi là tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế. Nếu các quốc gia đạt được 3 mục tiêu 90 - 90 - 90 thì có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được hầu hết những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Trong thời gian qua, Liên Hợp Quốc đã giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc gìn giữ hòa bình, xóa đói giảm nghèo và phòng chống HIV/AIDS. Hơn 20 năm trước, khi bắt đầu dịch HIV được phát hiện ở Việt Nam, nhưng với sự nỗ lực của các tổ chức quốc tế, đặc biệt với sự điều phối chương trình của Liên Hợp Quốc, nước ta đã từng bước kiềm chế và tiến tới mục tiêu 90-90-90, hướng tới chấm dứt đại dịch này vào năm 2030.
Liên Hợp Quốc đã chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên khởi động chương trình 90-90-90. Việt Nam không thể đạt được mục tiêu cần thiết và khó khăn này nếu không có sự chung tay của chính quyền các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Đây là lúc bằng tấm lòng nhân ái, trách nhiệm, mọi người hãy chung tay để mục tiêu 90-90-90 được thực hiện thành công tại Việt Nam, góp phần cùng Liên Hợp Quốc triển khai chương trình này thành công trên toàn thế giới.
Hy vọng năm 2030 sẽ kết thúc được đại dịch HIV/AIDS |
Ông Michel Sidibe, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Giám đốc điều hành chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS cho biết, Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát động hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc.
Trong 5 năm gần đây, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam có xu hướng giảm cả 3 tiêu chí: Số người nhiễm mới HIV, số bệnh nhân chuyển sang AIDS và số tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV phát hiện mới trong năm 2013 còn hơn 12.000 người, đã giảm khoảng 60% so với năm 2007 (trên 30.000 người). Số lượng bệnh nhân chuyển từ nhiễm HIV sang giai đoạn AIDS và số người nhiễm HIV/AIDS tử vong cũng đã giảm khoảng 50% trong giai đoạn này.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong đó chỉ có khoảng 56% trong số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của họ. Trong lĩnh vực điều trị, tính đến tháng 6/2014, toàn quốc có 86.771 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV. Như vậy tỷ lệ người nhiễm HIV đang điều trị ARV chỉ là 32% số người nhiễm HIV hiện đang sống trong cộng đồng. Việc xét nghiệm tải lượng vi rút ở Việt Nam chưa mang tính thường quy, mới chỉ thực hiện chủ yếu trong các trường hợp nghi ngờ. Do vậy ước tính tỷ lệ xét nghiệm tải lượng vi rút của chúng ta mới chỉ đạt khoảng 5% số người được điều trị ARV. Như vậy, Việt Nam hiện còn khá xa so với mục tiêu mà Liên Hợp Quốc phát động.
Để thực hiện được các mục tiêu 90 - 90 - 90, Bộ Y tế hiện đang tham mưu cho Chính phủ với nhiều giải pháp quan trọng, trong đó bao gồm tiếp tục nâng cao nhận thức và cam kết của lãnh đạo các cấp, các ngành; nhanh chóng chuyển đổi từ phòng, chống HIV/AIDS dựa vào tiền viện trợ sang sử dụng các nguồn tài chính trong nước, chủ yếu là ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế; tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực dành cho phòng, chống HIV/AIDS.
Nếu một người nhiễm HIV mà không biết mình nhiễm thì có thể vô tình làm lây nhiễm HIV cho người thân và cho người khác trong cộng đồng. Hơn nữa nếu chúng ta không biết được thì không thể tiếp cận và cung cấp được các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho họ. Không biết được số người nhiễm HIV thực tế trong cộng đồng cũng sẽ gây khó khăn trong việc lập kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS.
Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ giúp cho người nhiễm HIV tiếp tục kéo dài cuộc sống khỏe mạnh, giảm các nhiễm trùng cơ hội. Hơn nữa, việc điều trị sớm bằng thuốc ARV và đúng sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Bên cạnh đó, việc kiểm soát tải lượng vi rút HIV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện là chỉ báo quan trọng liên quan đến chất lượng và tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng HIV.
Như vậy, các mục tiêu này có liên quan mật thiết với nhau. Từ tiếp cận với những người có nguy cơ cao để tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Khi một người được chẩn đoán nhiễm HIV cần được kết nối với dịch vụ điều trị ARV và duy trì tốt việc tuân thủ điều trị. Nếu đạt được ba mục tiêu quan trọng này thì chúng ta có thể phát hiện được hầu hết những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được hầu hết những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm tối đa khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, theo báo cáo của các địa phương, chỉ tiêu thực hiện của Việt Nam còn khá xa so với mục tiêu 90-90-90 mà Liên Hợp Quốc đề ra. 78% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 39% số người nhiễm HIV được điều trị ARV. Nước ta cũng chưa tổ chức xét nghiệm được rộng rãi tải lượng vi rút một cách thường quy trong thời gian vừa qua nên số liệu về người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp và ổn định chưa thống kê được. Thực trạng này đòi hỏi cần sự cam kết và nỗ lực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa của mỗi nhà quản lý, mỗi người dân trong việc nâng cao nhận thức về phòng, chống HIV/AIDS.
Mục tiêu 90-90-90 không chỉ là những con số mà chính là cuộc sống của con người; giảm bớt sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS; giúp họ được điều trị sớm để giảm các ca nhiễm mới. Hi vọng với sự cam kết mạnh mẽ, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu 90-90-90, hướng tới kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52