Hướng đến nền nông nghiệp sạch
Trò chuyện với "nữ tướng" của nhà nông | |
Tinh chất màng cám gạo, sản phẩm kỳ diệu của thiên nhiên |
Tiềm ẩn nhiều hệ lụy
Theo các chuyên gia y tế và nông nghiệp, từ trước đến nay, nhiều người dân vẫn cho rằng, kháng sinh là một trong những loại thuốc chỉ được dùng để chữa bệnh cho con người, thế nhưng, ít ai biết rằng trong lĩnh vực nông nghiệp, thuốc kháng sinh cũng được sử dụng khá phổ biến. Bởi chính sự “thờ ờ” đó, cùng với sự hám lợi của một bộ phận người chăn nuôi, đã khiến cho tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong nông nghiệp trở nên khó kiểm soát.
Sử dụng bừa bãi thuốc thú ý, kháng sinh trong chăn nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát tiển kinh tế xã hội. |
Nguy hiểm hơn, việc người chăn nuôi hiện vẫn đang sử dụng thuốc thú y, thuốc kháng sinh cho gia súc, gia cầm, thủy sản…một cách tự phát, không khoa học khiến cho các sản phẩm nông nghiệp chứa dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tiều dùng. Đặc biệt, là uy tín quốc gia khi không ít lô hàng xuất khẩu bị đối tác trả về.
Về vấn đề này, ông Lê Anh Ngọc, Phó trưởng Phòng chất lượng, Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản cho biết, việc sử dụng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…khi đã tồn lưu thì không có phương pháp nào loại bỏ được trong quá trình chế biến, tùy từng loại kháng sinh sẽ gây hại tức khắc hoặc tích tụ sau một thời gian sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nông nghiệp bừa bãi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, mà còn gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế, cụ thể đã có rất nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu vào Úc, EU, Nhật Bản…đã bị cơ quan thẩm quyền nước ngoài cảnh bảo do tồn dư hóa chất, kháng sinh và bị trả về (40 lô hàng bị cảnh báo), gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như uy tín, thương hiệu của nông sản Việt trên trường quốc tế; từ đó tác động tiêu cực ngược lại với ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nói riêng.
Tăng cường công tác quản lý
Về vấn đề này, ông Lê Anh Ngọc, Phó trưởng Phòng chất lượng, Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản cho biết, việc sử dụng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…khi đã tồn lưu thì không có phương pháp nào loại bỏ được trong quá trình chế biến, tùy từng loại kháng sinh sẽ gây hại tức khắc hoặc tích tụ sau một thời gian sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. |
Nhằm hạn chế việc kinh doanh, sử dụng thuốc kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ NNPTNT) cho rằng, trước hết các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo lĩnh vực được phân cấp. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản chế định và chế tài để người sản xuất, kinh doanh và sử dụng kháng sinh đúng mục đích của pháp luật. Đặc biệt, đối với các sản phẩm bị phát hiện có chứa dư lượng kháng sinh vượt ngững, hay các lô hàng xuất khẩu bị trả về do dư lượng kháng sinh cao…cần phải tổ chức tìm ra nguyên nhân và truy xuất tận gốc để xử lý.
Cùng chung quan điểm trên, cũng như mong muốn nền nông nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững, an toàn, ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cũng cho rằng, việc sử dụng kháng sinh chưa đúng và vấn đề kháng kháng sinh không chỉ gặp riêng trong ngành y tế, mà còn xảy ra đối với cả ngành nông nghiệp, chăn nuôi. Vì thế, bên cạnh vai trò chủ đạo của NN&PTNT và Bộ Y tế, thời gian tới, các Bộ và ban ngành liên quan cần chung tay nhằm giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn đọng trong việc quản lý sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
Cùng với việc tăng cường quản lý và ban hành các quy định pháp luật chặt chẽ đối với việc buôn bán, sử dụng chất kháng sinh và chất cấm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, cần chú trọng hơn đến việc nghiên cứu xác định rủi ro cho con người cũng như tuyên truyền cho người dân hiểu biết về hậu quả và tác hại của kháng sinh đối với sức khỏe cộng đồng, để nền nông nghiệp của Việt Nam thực sự trở thành nền nông nghiệp sạch và phát triển bền vững.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15