Hồi ức của những cựu binh về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm 1979 của quân và dân ta đã trải qua 40 năm, nhưng ký ức về một thời oai hùng của dân tộc vẫn luôn in đậm trong cuộc đời những cựu binh trở về từ chiến trường năm ấy.  
hoi uc cua nhung cuu binh ve cuoc chien tranh bien gioi phia bac Lòng tự hào lớp thanh niên thời chiến
hoi uc cua nhung cuu binh ve cuoc chien tranh bien gioi phia bac Bài 1: Cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biên giới Tây Nam

Ký ức một thời hoa lửa

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã lùi xa, bước qua những ngày tháng cam go, khốc liệt, có người trở về, có người vĩnh viễn nằm xuống nơi chiến trường đầy máu và lửa.

Trong số những người trở về từ mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979 – 1989) có hai người lính là ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1962) và ông Phạm Quang Luyện (SN 1958), hiện sống tại phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm đó, họ là những thanh niên theo lời kêu gọi của Tổ quốc, tình nguyện lên đường nhập ngũ.

Nhớ về kỷ niệm một thời hoa lửa của dân tộc, ông Hùng bồi hồi xúc động: Tháng 2/1979, chiến tranh biên giới nổ ra, lúc ấy ông chỉ mới là một thanh niên vừa bước sang tuổi 16.

Trong không khí sôi sục của đất nước, ông Hùng và nhiều bạn bè cùng trang lứa đã nung nấu ý định lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc dù chưa đủ tuổi. Và phải đến tận năm 1983, khi đã trở thành sinh viên của trường Trung cấp nghề Hà Nội ông mới có thể thực hiện được ước nguyện của mình.

hoi uc cua nhung cuu binh ve cuoc chien tranh bien gioi phia bac
Ông Nguyễn Mạnh Hùng say sưa kể về những kỉ niệm cũ.

Sau một thời gian được huấn luyện tại Quân khu Thủ đô, tháng 3/1984, ông theo Trung đoàn E544 lên chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang) để giúp đỡ các chiến sĩ làm hầm bê tông, đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ dưới đất.

Những năm tháng trên chiến trường Vị Xuyên là những ngày tháng gian khổ với đạn pháo bắn phá liên tục suốt ngày đêm, những bữa cơm trắng với muối, tấm áo ấm thay phiên nhau mặc khi canh gác… và những kỷ niệm về đồng đội anh dũng, nghĩa tình.

Cũng như ông Hùng, cựu binh Phạm Quang Luyện, sĩ quan thuộc Sư đoàn 356 (Sư đoàn được mệnh danh lá chắn thép phía Tây Bắc) không thể quên những ngày tháng gian nan lúc trước.

Năm 1979, theo lệnh tổng động viên, ông Hùng lên đường nhập ngũ và được điều động lên chiến trường biên giới phía Bắc, đóng quân ở ngã tư Xuân Giao (huyện Tam Đường, tỉnh Lào Cai).

Đến năm 1980, ông được cử đi học sĩ quan thông tin của trường Quân chính Quân khu II một năm và sau đó trở thành sĩ quan của Trung đoàn thông tin Quân khu II.

Năm 1984, ông Luyện trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên. Nhiệm vụ của ông bây giờ hết sức đặc biệt, đó là đưa thông tin lên tận chốt cho các chiến sĩ.

hoi uc cua nhung cuu binh ve cuoc chien tranh bien gioi phia bac
Ông Phạm Quang Luyện bên những kỷ vật được ông lưu giữ từ thời chiến.

Với công việc đi đầu, nối liền thông tin cho các chiến sĩ, ông đã từng đi qua rất nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng thảm khốc nhất bấy giờ. Ông nhớ như in về địa danh được gọi là núi 400 - một núi đá, do bị bắn phá quá nhiều khiến cho cả núi bạc trắng như vôi; ngọn 300 được mệnh danh là đồi máu - một vùng núi đất đỏ, bị đạn pháo cày xới, trở nên lầy lội, bùn đất ngập đến tận bụng…

“Những người chiến sĩ năm đó, ai cũng là người hùng, đặc biệt là những người đã ngã xuống. Họ xứng đáng được lịch sử ghi nhận và sẽ luôn sống mãi trong lòng những người ở lại” – ông Luyện chia sẻ.

Có lẽ chính vì muốn lưu giữ ký ức về những người đồng đội, một thời lịch sử bi hùng của dân tộc mà ông đã giữ những kỷ vật thời chiến, góp nhặt nó thành một bộ sưu tập cho riêng mình.

Những trăn trở trong thời bình

Sau khi chiến tranh biên giới kết thúc, các đơn vị lần lượt giải thể, hai ông cũng theo đó mà giải ngũ. Trở về với cuộc sống bình thường sau bao năm chiến đấu hai ông quyết định xin đi xuất khẩu lao động sang Đức để ổn định kinh tế gia đình.

Sau này khi về nước, với tinh thần người lính cụ Hồ và sự động viên của chính quyền địa phương, hai ông tiếp tục tham gia hoạt động ở các đoàn thể, chính trị xã hội.

“Một thời gian sau khi trở lại địa phương, tôi tham gia vào Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ Quốc, Tổ dân phố, Ban chỉ huy quân sự… Gọi là góp chút sức mình cho đất nước trong thời bình mà thôi” – cựu binh Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Trong những năm công tác tại địa phương, hai ông luôn nhiệt tình với công việc, được người dân trong tổ dân phố cũng như phường Trung Tự yêu mến, tin tưởng. UBND phường cũng đã nhiều lần khen thưởng về thành tích hoạt động của hai ông. Hàng năm, trong ngày giao thừa ông Hùng luôn có mặt tại phường để trực an ninh, đảm bảo an toàn cho bà con trong phường vui xuân, đón Tết.

Còn ông Luyện lại chọn cho mình một cách riêng, vừa là thú vui của một người mang tâm hồn nghệ sĩ vừa là để tri ân những người đồng đội cũ, bằng cách lưu lại các kỷ vật cũ thời chiến tranh. Ông bảo, ông giữ lại hết mọi kỷ vật của mình cũng như những thứ mình tìm thấy trong quãng thời gian tham gia chiến đấu trên chiến trường tạo thành một bộ sưu tập. Bộ sưu tập ấy chính là một phần minh chứng cho một thời chiến tranh máu lửa của dân tộc.

hoi uc cua nhung cuu binh ve cuoc chien tranh bien gioi phia bac
Tuy chiến tranh đã lùi xa nhưng ông Luyện và ông Hùng chưa bao giờ thôi trăn trở về những người đồng đội đã ngã xuống.

Chiến tranh đã lùi xa, những người trở về cũng dần ổn định cuộc sống, mỗi người có một cuộc đời khác nhau, thế nhưng khi nói về đồng đội, họ vẫn còn nhiều trăn trở, tiếc nuối.

Riêng với hai ông, nỗi day dứt nhất chính là việc hiện nay còn một số hài cốt của đồng đội vẫn còn nằm lại bên kia bên giới chưa thể trở về với quê hương. “Mỗi người lính chúng tôi năm đó, tâm nguyện lớn nhất vẫn là được trở về nhà, với Tổ quốc. Tôi luôn hi vọng, tâm nguyện của những người nằm xuống sẽ được hoàn thành” – ông Luyện chia sẻ.

Tưởng nhớ về những đồng đội đã hi sinh anh dũng, hai ông dự định sẽ trở về thăm lại chiến trường xưa, nơi đồng đội ngã xuống trong thời gian sớm nhất.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.
Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bế mạc chiều nay (12/4). Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Hướng đến mục tiêu tổ chức thành công Hội nghị người lao động cấp Công ty năm 2025, Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đã tập trung hướng dẫn, tạo điều kiện để các đơn vị trong công ty sớm hoàn thành Hội nghị người lao động cấp cơ sở.
Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng để thông qua nhiều nội dung quan trọng.
LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức hội nghị truyền thông chính sách, Chỉ thị của Trung ương và thành phố Hà Nội về công tác dân số trong tình hình mới cho công nhân, viên chức, lao động.
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

Tin khác

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Vượt khó nhờ nguồn vốn chính sách

Những năm qua, nhờ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã thoát nghèo, cải thiện điều kiện sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện.
Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Trao cơ hội việc làm, giúp người tự kỷ sống có ý nghĩa

Với kỳ vọng để người tự kỷ cũng được lao động, được cống hiến sức mình trong những môi trường làm việc phù hợp, anh Nguyễn Đức Trung (Hà Nội) đã sáng lập ra VAPs (Vietnam Autism Projects), Dự án mô hình kinh tế cho người tự kỷ. Đây được coi là dự án tiên phong tại Việt Nam đưa người tự kỷ tới các công việc mang tính chất ổn định, tiến tới hoà nhập cộng đồng.
Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Hơn 20 năm khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, bác sĩ Trần Anh Thắng (Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì người bệnh đúng như lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”. Không những vậy, với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền, bác sĩ Thắng luôn nhiệt huyết, năng nổ góp phần đưa Công đoàn đơn vị thành điển hình của ngành Y tế Thủ đô.
Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Người gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời

Cách đây gần 20 năm, đã có một thời người nông dân hoang mang không biết canh tác cái gì trên mảnh ruộng của mình. Cũng như nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng (Hà Nội), anh Bùi Văn Khá buồn bã nhìn đồng ruộng xơ xác trong khi đời sống kinh tế luôn khó khăn, thiếu thốn. Phải làm gì để đất “nở hoa”, những bông hoa của sự no đủ, dồi dào? Và rồi trải qua biết bao khó khăn vất vả cùng trăn trở, anh đã thành công “gieo hoa vào đất, gieo duyên vào đời”.
Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Nữ bác sĩ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Trở thành một người tốt, người có giá trị trong xã hội là điều mà bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hương Trà - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội luôn phấn đấu. Chính vì vậy, trong công việc chuyên môn và trong cuộc sống, bác sĩ Trà luôn không ngừng nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân. Bác sĩ Trà là một trong những gương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương, khen thưởng.
Xem thêm
Phiên bản di động