Hồi sinh lại những cuộc đời
Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho chết não | |
Nhân lên những điều tốt |
Theo lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, số lượng bệnh nhân chết não hiến tạng trong 1 tháng qua tại bệnh viện đã đạt mức kỷ lục, bằng số người chết não hiến tạng của cả năm (ghi nhận được trong vài năm gần đây). Cụ thể, trung bình một ngày tại bệnh viện có 5 – 6 bệnh nhân chết não. Thế nhưng, mỗi năm chỉ có 4 – 5 trường hợp chết não hiến tặng mô tạng (chiếm 1%). Còn trong gần 1 tháng qua, đã có tới 4 người chết não hiến tặng mô tạng, cứu sống được 16 người. 2/3 số bệnh nhân này sức khỏe đã ổn định và được xuất viện, hiện còn 5 bệnh nhân nằm viện theo dõi.
PGS. Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám cho bệnh nhân ghép tạng. |
Tiêu biểu như trường hợp của bệnh nhân G.H.T (65 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội), là một trong 16 người may mắn được ghép tạng từ 4 ca chết não chia sẻ: “Sau ca phẫu thuật ghép toàn bộ gan từ người hiến tặng, tôi phát khóc vì biết ca phẫu thuật của mình đã thành công”. Ông T. cho biết, bản thân ông phát hiện bị viêm gam B từ năm 2015, càng ngày sức khỏe càng suy giảm, đi lại cần phải có người dìu. Đi khám, các bác sĩ chẩn đoàn ông bị suy gan.
Và các bác sĩ cũng cho biết với tình trạng bệnh của ông T. có thể rơi vào tình trạng bị hôn mê bất cứ lúc nào. Nằm điều trị tại bệnh viện được 1 tháng, ông T. được thông báo được lựa chọn để ghép gan. Ngày 1/6, ông T. đã được các y, bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành ghép gan, ca phẫu thuật kéo dài từ tối đến tận 5 giờ sáng hôm sau. Sau 1 tuần ghép gan, sức khỏe của T. đã có tiến triển rất tốt và đang được theo dõi sức khỏe để ra viện.
Một bệnh nhân may mắn khác được ghép tạng từ những người hiến chết não là anh N.P. (40 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội). Chia sẻ về căn bệnh kéo dài suốt 10 năm của mình, anh P. cho biết: “Tôi phát hiện mình bị mắc viêm gan virus B năm 2010, và cũng kiên trì đi khám và dùng thuốc suốt 4 năm. Tuy nhiên do thấy sức khỏe tốt nên đã bỏ điều trị thuốc kháng virus từ đó đến nay. Nhưng do công việc, thường xuyên phải uống rượu tiếp khách nên bệnh lại trở nặng. Khi nhập viện tôi được bác sĩ chẩn đoán xơ gan giai đoạn 4, suy gan, chức năng gan không hoạt động”. May mắn trong hơn 1 tháng nằm viện, anh P. cũng được bệnh viện thông báo ghép tạng từ người cho chết não. Sau ca phẫu thuật một ngày, người bệnh hồi tỉnh và sau 1 tuần da đang sạm vàng đã trở về bình thường.
Theo các chuyên gia y tế đánh giá, hiện nay trình độ ghép tạng của các bác sĩ tại Việt Nam tương đương với thế giới. Tuy nhiên rào cản lớn nhất trong vấn đề ghép tạng vẫn là nhận thức của người dân về việc hiến tạng, dẫn đến khan hiếm nguồn tạng hiến, rất nhiều người đã phải chết vì không chờ được nguồn tạng hiến. Và một trong những ấn tượng và được đánh giá là kỳ tích của lần ghép tạng này, theo PGS. Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chính là 3 ca ghép gan tối cấp được thực hiện ngay tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 3 bệnh nhân được nhận gan hiến tặng trong đợt này đều trong tình trạng hôn mê gan (gan ngừng hoạt động), suy gan giai đoạn cuối và nguy cơ tử vong đã cận kề. Điều đáng nói, có bệnh nhân còn rất trẻ. “Khi có tin sẽ có người hiến tạng, chúng tôi liên hệ với cả 3 người, lần lượt cả 3 người đều đủ các tiêu chuẩn và thay phiên nhau lên bàn mổ ghép gan. Đó cũng là một trong những may mắn khi có cả 4 người hiến tạng cùng lúc, vì nếu như chỉ có gan cho 1 hoặc 2 người, thì người còn lại không được ghép cũng khiến cho các bác sĩ khó khăn trong việc cân đối ghép tạng cho ai”, PGS Nguyễn Quang Nghĩa kể. |
Từ những tín hiệu trên cho thấy, quan niệm của người dân về việc hiến tạng hiện nay đã có sự thay đổi. “Trước đây, miền Bắc là nơi rất khó khăn trong việc người chết não hiến tạng, thế nhưng gần đây mọi chuyện hoàn toàn khác. Người dân đã nhận thức đúng đắn hơn, họ đã thấy được lợi ích và nghĩa cử cao đẹp từ việc hiến tạng và hình thành thói quen tốt trong cộng cồng”, GS. Trần Bình Giang đánh giá. .
Một trong những ấn tượng và được đánh giá là kỳ tích của lần ghép tạng này, theo PGS. Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chính là 3 ca ghép gan tối cấp được thực hiện ngay tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 3 bệnh nhân được nhận gan hiến tặng trong đợt này đều trong tình trạng hôn mê gan (gan ngừng hoạt động), suy gan giai đoạn cuối và nguy cơ tử vong đã cận kề. Điều đáng nói, có bệnh nhân còn rất trẻ. “Khi có tin sẽ có người hiến tạng, chúng tôi liên hệ với cả 3 người, lần lượt cả 3 người đều đủ các tiêu chuẩn và thay phiên nhau lên bàn mổ ghép gan.
Đó cũng là một trong những may mắn khi có cả 4 người hiến tạng cùng lúc, vì nếu như chỉ có gan cho 1 hoặc 2 người, thì người còn lại không được ghép cũng khiến cho các bác sĩ khó khăn trong việc cân đối ghép tạng cho ai”, PGS Nguyễn Quang Nghĩa kể.
Với việc làm chủ kỹ thuật ghép tạng, GS. Trần Bình Giang cho biết: 16 ca ghép tạng đều được thực hiện suôn sẻ, thời gian mổ rút ngắn hơn, việc truyền máu giống như các ca mổ thông thường, bệnh nhân hồi phục nhanh và đặc biệt là sự phối hợp giữa các đơn vị ngày càng nhịp nhàng hơn, hình thành mạng lưới đơn vị ghép tạng, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. “Hầu như các ca mổ được rút ngắn thời gian truyền máu, một số ca ghép gan chỉ còn tryền 1 – 2 đơn vị máu. Thời gian thở máy sau mổ rút ngắn còn 3 – 4 giờ đồng hồ. Đặc biệt là bệnh nhân có thể xuất viện sớm, từ 10 ngày sau mổ, không cần nằm dài cả tháng trong viện sau phẫu thuật như trước”, GS. Trần Bình Giang nói.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tỷ lệ sống của bệnh nhân sau ghép tạng tại bệnh viện tương đương với thế giới. Tỷ lệ ghép gan sống sau 5 năm là 75%, sau 10 năm là 68%. Trong số 19 ca ghép tim, 8 năm qua có 17/19 ca vẫn sống và có chất lượng sống tốt. Hiện nay, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức được đánh giá là một trung tâm đầu ngành về ghép tạng khi tại đây có máy cân chỉnh, theo dõi nồng độ thải ghép rất tốt và thuốc miễn dịch chống thải ghép tốt nhất.
Khi được hỏi về sự chuẩn bị cho kỹ thuật ghép phổi – một kỹ thuật được cho là khó nhất trong ghép tạng, lãnh đạo bệnh viện cho biết, hiện bệnh viện đã cử bác sĩ đi học về kỹ thuật ghép phổi, kỹ thuật lưu trữ mô. “Chúng tôi muốn chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện tốt nhất cho ca ghép phổi, để kỹ thuật này trở thành thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức”, GS. Trần Bình Giang cho biết thêm.
Như vậy, đây quả là những kỳ tích mà ghép tạng Việt Nam vừa đạt được trong thời gian ngắn vừa qua. Những ca ghép tạng thành công này đã thắp lên niềm hy vọng cho hành chục nghìn những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đang ngày đêm mòn mỏi trông chờ một “phép màu” đến với mình. Được biết, trong thời gian qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã và đang tiến hành chuyển giao kỹ thuật ghép tim, ghép thận và ghép đa tạng cho các bệnh viện khác. Việc chuyển giao kỹ thuật nhằm đáp ứng như cầu của người bệnh, giúp người dân ở các đại phương được tiếp cận với kỹ thuật cao nhất ở ngay tại những bệnh viện tuyến dưới.
Tính đến nay, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành 590 ca ghép thận, 53 ca ghép gan và 19 ca ghép tim. Để thực hiện các ca ghép tạng đột xuất như vậy, Bệnh viện đã phải huy động cả trăm bác sĩ làm việc xuyên đêm, đồng thời triển khai cùng lúc nhiều bàn tay mổ lấy tạng và ghép tạng. Thậm chí, nhiều ca ghép tạng bệnh viện còn phải phối hợp với các bệnh viện khác nhằm chia sẻ nguồn tạng có được cho những bệnh nhân đang cần.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38