Hồi sinh âm nhạc cổ truyền
Sau 11 mùa, Giải Cống hiến mở thêm hạng mục tôn vinh Nhà sản xuất | |
Cùng vui hội với "Nhạc của đình" | |
“Nghe kiểu khác” ở Hà Nội |
Đắm đuối với không gian âm nhạc cổ
Cuối tuần, hội trường của Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) với sức chứa hàng trăm người bỗng chật kín. Dù đã hết ghế ngồi nhưng nhiều người, nhất là các bạn trẻ vẫn chấp nhận đứng xem cho bằng được bởi họ đã chót mê đắm xẩm, ca trù, chèo…của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc. Người ta ngạc nhiên khi thấy nhiều bạn trẻ lại thích thú khi xem một chương trình ca nhạc cổ truyền như vậy. Thông qua màn trình diễn của nghệ nhân, các lời hát cổ như hát cửa đình, hát dặm, hát ví, hát xẩm, cùng các màn diễn tuồng và chèo cổ đã được tái hiện lại một cách rõ nét nhất.
Làm sao để các giá trị cổ không bị mai một và mất đi trong bối cảnh công chúng ưa chuông nhạc thị trường, luôn là trăn trở của Đông Kinh Cổ Nhạc. |
Bạn Nguyễn Kiều Linh, sinh viên năm cuối trường Đại học Hà Nội cho hay: “Điều đặc biệt thu hút tôi đến tìm đến với âm nhạc truyền thống chính vì âm thanh của tiếng hát, tiếng đàn, trống… là tiếng mộc. Buổi biểu diễn không sử dụng bất kỳ một thiết bị tăng âm khuếch đại âm thanh nào mà hoàn toàn là các nhạc cụ của dân tộc. Điều khác biệt với những buổi biểu diễn ca nhạc sử dụng thiết bị điện tử phổ biến hiện nay”. Sân khấu cũng được bài trí gần gũi, chỉ với vài bức mành treo giống với khuôn viên chiếu chèo đình, làng của miền Đồng bằng Bắc bộ xưa. Giản dị, gần gũi nhưng lại khiến người ta đắm đuối là cảm nhận chung của khán giả khi đến xem chương trình.
Đêm nhạc đã cho khán giả sống lại hồn cốt của âm nhạc dân tộc thông qua lời ca tiếng nhạc, cung đàn nhịp phách đầy tinh tế và mê hoặc của những nghệ sĩ cổ nhạc hàng đầu của Việt Nam như NSND Thanh Hoài, NSND Minh Gái, NSND Xuân Hoạch…. Khán giả có thể ngất ngây với tiết mục tuồng vừa múa, hát, đánh võ rất hùng tráng của NSND Minh Gái, hay chìm đắm trong lời hát ru đằm thắm của NSND Thanh Hoài và cười nghiêng nghả với màn hề chèo của NSƯT Mạnh Phóng. Họ như được về lại với những gánh hát xưa, với những không gian cửa Đình nơi làng quê thân thuộc, với những đêm nghe hát, với tiếng trống chèo vang vọng ao xa. Đây cũng sẽ là một hành trình tìm lại hồn dân tộc, tìm lại một nét đẹp văn hiến xưa cho tất cả những người con đất Việt, nhất là đối với giới trẻ hiện nay.
Đánh thức tình yêu nhạc cổ của người trẻ
“Chúng tôi là những người già…gom nhau lại với mong muốn giữ gìn giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc”, đó là chia sẻ giản dị của NSND Xuân Hoạch, người nắm giữ phần “đinh” trong mỗi đêm diễn của Đông Kinh Cổ Nhạc. Sự thành công của nhóm là những buổi biểu diễn sau lại có nhiều người trẻ tìm đến nhiều hơn. Theo NSND Xuân Hoạch, ở những buổi biểu diễn đầu tiên, chỉ có lác đác vài bạn trẻ. Đến nay, thành công của chương trình “Nhạc của Đình” mới được tổ chức gần đây là có đến một nửa khán giả trẻ. Cứ thế người này giới thiệu người kia và rồi đắm chìm trong nghệ thuật âm nhạc cổ khi nào không hay. Điều thu hút giới trẻ chính là việc không thiết bị điện tử (không có micro hay bất kỳ thiết bị tăng âm) đòi hỏi các nghệ sĩ phải dùng chính tài năng, sự khổ luyện, và kinh nghiệm diễn đạt qua ngôn ngữ khẩu hình, diễn xướng, đến hình thể để truyền tải các mẫu, vai diễn kinh điển từ những tác phẩm, trích đoạn cổ. Có lẽ vì thế, dù giá trị âm nhạc ở đây không phải khán giả trẻ nào cũng có thể hiểu được nhưng không thể không bị cuốn hút và mong chờ đến buổi biểu diễn sau.
Đông Kinh Cổ Nhạc là một nhóm các nghệ nhân, nghệ sĩ gạo cội của nhạc cổ Việt Nam như NSND Thanh Hoài, NSND Minh Gái, NSND Xuân Hoạch, NSND Mạnh Phóng...Họ gặp nhau trong đam mê gìn giữ âm nhạc cổ truyền và làm việc để chia sẻ những giá trị đẹp của di sản với cộng đồng. Khoảng hai năm trở lại đây, nhóm đã tổ chức nhiều buổi biểu diễn trong và ngoài nước. Đặc biệt, đều đặn một tháng một lần, nhóm sẽ có buổi biểu diễn tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ, 50 Đào Duy Từ, Hà Nội. |
Trò chuyện với NSND Xuân Hoạch điều dễ nhận thấy ông là người rất tâm huyết với nghề. Ông bảo: “Những giá trị âm nhạc cổ truyền mà các bậc tiền nhân dạy chúng tôi đều cố gắng truyền đạt lại cho lớp trẻ. Làm sao để các giá trị cổ không bị mai một và mất đi trong bối cảnh công chúng ưa chuông nhạc thị trường, chính là trăn trở của Đông Kinh Cổ Nhạc. Chúng tôi cảm thấy rất mừng khi nhận được sự ủng hộ của khán giả, nhất là các bạn trẻ. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ thực hiện những buổi biểu diễn tại một số trường đại học, vừa là để biểu diễn nghệ thuật, vừa là giới thiệu và đánh thức tình yêu âm nhạc cổ cho giới trẻ. Những người biết và chưa biết sẽ hiểu rõ hơn và rồi, để từ đó lan tỏa cho các thế hệ sau tiếp nối. Chúng tôi cũng mong sự quan tâm hơn nữa từ các cơ quan quản lý văn hóa để lịch sử âm nhạc cổ ngàn năm của dân tộc còn mãi trường tồn.” – NSND Xuân Hoạch mong mỏi.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28