Hoàn Kiếm: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp tết Trung thu
Tết Trung thu: Nhiều hoạt động văn hóa diễn ra tại Phố cổ Hà Nội | |
Tết Trung thu: Đồ chơi truyền thống chiếm ưu thế |
Siết chặt công tác thanh kiểm tra
Vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm quận Hoàn Kiếm và kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm dịp tết Trung thu trên địa bàn quận.
Theo báo cáo kết quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2019 của Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, trên địa bàn quận hiện nay có 3.673 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong đó có 78 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, 1.377 cơ sở kinh doanh thực phẩm và 2.218 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Đoàn kiểm tra cửa hàng Bánh Trung thu Long Đình đảm bảo đúng quy định về an toàn thực phẩm. |
Năm 2019, trên địa bàn quận có 13 cơ sở sản xuất bánh trung thu gồm 1 cơ sở sản xuất quanh năm, 5 khách sạn và 7 cơ sở sản xuất theo mùa vụ, sản lượng bánh sản xuất không nhiều. Một số địa điểm kinh doanh bánh trung thu với số lượng lớn như Công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội, Madam Hương, Bánh mứt kẹo Ninh Hương, Bánh kẹo Gia Trịnh… Ngoài ra, có 17 quầy hàng trong chợ Đồng Xuân bán các loại nguyên liệu làm bánh trung thu như: Bột nếp, lạp xưởng, hạt sen, đậu xanh, hạt bí, hạt dưa, hạt điều…
Quận Hoàn Kiếm đã thành lập 20 đoàn kiểm tra liên ngành và các đoàn kiểm tra chuyên ngành tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp tết Trung thu. Các đoàn kiểm tra đã kiểm tra định kì và chuyên đề 173 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó, cấp quận kiểm tra 76 cơ sở, thực hiện lấy giám sát an toàn thực phẩm 30 mẫu các loại bánh làm từ bột, 10 mẫu ô mai và 3 mẫu bún, bánh phở tươi. Cấp phường kiểm tra 94 cơ sở. Kết quả, các đoàn kiểm tra của quận đã xử phạt 6 cơ sở với tổng số tiền hơn 34 triệu đồng, các đoàn kiểm tra của phường đã xử phạt 4 cơ sở với số tiền gần 10 triệu đồng. Riêng Ban chỉ đạo 389 chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của quận đã kiểm tra và xử lý 1 vụ kinh doanh bánh nhập lậu với số tiền phạt 1,6 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ 186 chiếc bánh nướng nhân trứng chảy trị giá hơn 4,6 triệu đồng vì không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Đồng thời, Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm quận đã phối hợp với 18 phường triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục tại cộng đồng cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm. Chỉ đạo 18 phường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm niêm yết công khai giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và danh sách nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm tại cơ sở để người tiêu dùng biết. Tuyên truyền cơ sở thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toan thực phẩm, ký cam kết an toàn thực phẩm theo quy định.
Cùng với đó, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm bánh trung thu và sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay đã công khai thông tin tự công bố sản phẩm của 6 cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm trong đó có 4 cơ sở sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản với 15 sản phẩm và 1 cơ sở sản xuất sản phẩm công thương với 3 sản phẩm và 1 cơ sở dịch vụ ăn uống với 2 sản phẩm bánh trung thu.
Hãy là người tiêu dùng thông thái
Theo ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, do mặt hàng bánh trung thu chỉ mang tính thời vụ, hoạt động sản xuất và tiêu thụ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nên đòi hỏi việc kiểm soát an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Thành phố sẽ tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm an toàn thực phẩm đối với mặt hàng bánh trung thu, thông qua việc lấy mẫu bánh lưu thông trên thị trường, gửi các đơn vị kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn tương ứng. Đặc biệt, Thành phố sẽ chú ý kiểm tra các loại bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh trung thu handmade không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. |
Sau khi làm việc với Ban chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm quận Hoàn Kiếm, đoàn kiểm tra đã trực tiếp đến kiểm tra tại cửa hàng bánh Long Đình, địa chỉ số 64B Quán Sứ. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đã xuất trình đầy đủ hồ sơ pháp lý về an toàn thực phẩm. Khu vực bán hàng và chế biến được sản xuất tương đối sạch sẽ, nhân viên chế biến, đóng gói được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Nguyên liệu sản xuất và các chất phụ gia nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo đúng quy định về an toàn thực phẩm.
Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường lưu ý quận Hoàn Kiếm cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân khi mua bánh trung thu cần xem xét cơ sở, tem, nhãn mác, ngày sản xuất. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, phát hiện và ngăn chặn các cơ sở sản xuất không phép, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt lưu ý đến các loại nguyên phụ liệu sử dụng trong sản xuất bánh trung thu. Tích cực thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân biết.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, cùng với công tác thanh tra, kiểm tra, các quận cần chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm an toàn, chất lượng... đảm bảo an toàn thực phẩm. Làm sao để mỗi người dân hãy là những người tiêu dùng thông thái, khi biết lựa chọn các sản phẩm bánh trung thu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm, bánh kẹo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn, mác, điều kiện bảo quản, kinh doanh thực phẩm.
Cụ thể, khi mua sản phẩm bánh trung thu phải được bày bán ở những địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: Có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất. Trong quá trình mua hàng, người tiêu dùng phải sử dụng cảm quan để đánh giá bảo đảm sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ. Tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu rẻ nhưng không đảm bảo chất lượng.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46