Hiệu quả sinh động từ Nghị quyết 15
Chiếc áo mới sau 10 năm sáp nhập | |
Chiếc áo mới ở các huyện ngoại thành | |
Hà Nội phát triển khá toàn diện |
Chiều hôm đó, trong bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Qua thảo luận tại tổ, tại hội trường và tổng hợp kết quả phiếu xin ý kiến, đại đa số ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tán thành chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và đều khẳng định đây là chủ trương lớn, đúng đắn, có ý nghĩa lịch sử, nhằm xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, với tầm nhìn đến năm 2030 - 2050 và trong tương lai xa hơn. Đa số ý kiến đại biểu tán thành với phương án mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội do Chính phủ trình...
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 15 về mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội. |
Tiếp đó, trong báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến kiến nghị của đại biểu Quốc hội do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày nêu rõ: Về quá trình chuẩn bị phương án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã khẳng định, Thủ đô Hà Nội: "Là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
Pháp lệnh Thủ đô cũng đã xác định: "Xây dựng, phát triển Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến, đồng thời cũng khẳng định: "Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước".
Thực tế đó cho thấy Thủ đô Hà Nội đã và đang phải giải quyết hàng loạt vấn đề bức xúc và tình trạng quá tải, mất cân đối ngày càng lớn. Và trong quá trình xây dựng quy hoạch Thủ đô đã nhận thấy rõ sự ảnh hưởng lan tỏa của một đô thị lớn cũng như mối liên kết hữu cơ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội giữa Hà Nội với các địa phương xung quanh.
Vì vậy, không thể tìm các giải pháp phát triển Thủ đô chỉ trong ranh giới quy hoạch của Hà Nội mà cần nghiên cứu xây dựng quy hoạch Vùng Thủ đô rộng hơn nhằm giải quyết một cách cơ bản và toàn diện các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong Vùng.
Trong gần 6 năm nghiên cứu Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô với mô hình Hà Nội là đô thị hạt nhân, các chuyên gia quy hoạch trong và ngoài nước đã tổ chức nghiên cứu, trao đổi qua hơn 20 cuộc hội thảo trong nước và quốc tế với sự tham gia của các bộ, ngành, các địa phương trong Vùng và của nhiều nhà khoa học, các hội nghề nghiệp liên quan, các tổ chức quốc tế như WB, JICA, KOIKA, ADB cùng nhiều tổ chức quốc tế khác.
Cuối cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Quá trình nghiên cứu chuẩn bị phương án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Quá trình xây dựng đề án, đã có 5 phương án được các chuyên gia đề xuất mở rộng Thủ đô Hà Nội về các hướng khác nhau nhưng phương án 1 đã được lựa chọn với số điểm cao nhất, vì phương án này có những ưu điểm nổi bật.
“Theo phương án mở rộng này, địa thế của Hà Nội tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn hổ ngồi tiện hướng nhìn sông dựa núi; tiếp nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là luôn gắn môi trường sống của con người với môi trường cảnh quan thiên nhiên, đó cũng là xu hướng phát triển bền vững nhất mà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đang hướng tới”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Sau phát biểu của Thủ tướng và báo thẩm tra cũng như các ý kiến đóng góp khác của các đại biểu, chiều muộn ngày 29/5/ 2008, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan với tỷ lệ tán thành đạt 92,9%. Cùng ngày Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã Ký ban hành Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan.
Mới đó thấm thoát đã 10 năm, nếu so với một đời người không phải là thời gian dài, tuy nhiên những thành quả mà sự điều chỉnh địa giới hành chính thành phố mang lại là vô cùng lớn. Bộ mặt đô thị và kết cấu hạ tầng từ nội đô đến ngoại thành và các vùng phụ cận phát triển ở mức chưa từng có. Thu nhập bình quân năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người, gấp 3 lần so với năm 2008 (13 triệu đồng).
Năm 2017, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng gần gấp 2 lần, nhu nhập (tính theo GRDP) tăng 2,3 lần, thu ngân sách tăng gần 3 lần, chi ngân sách tăng 3,6 lần, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 2,85 lần so với năm 2008…
Giờ đây đi trên các con phố từ nội đô đến ngoại ô chúng ta đều bắt gặp những hàng cây xanh ngát, những đường làng, ngõ xóm được nhựa hóa, bê tông bên trên phủ kín màu xanh. Nước sạch đã về tới tận thôn bản, điện, đường, trường, trạm cũng bám chân người dân theo phương châm ở đâu có thôn, bản, làng ở đó có đường, điện, trường…
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời. Tháp rùa vẫn nghìn năm cổ kính. Gió Tây Hồ vẫn thổi, sóng Tây Hồ vẫn lay… song ngoài kia những cửa ô dẫn vào Thành phố nếu ai xa Hà Nội nay có dịp trở về thì không khỏi ngỡ ngàng, thốt lên: Hà Nội đẹp và phát triển nhanh quá. Ngoài những tòa nhà cao tầng, khu đô thị mới mọc lên, một trong những dấu ấn làm ngỡ ngàng những ai đã lâu xa Hà Nội trở lại đó là kết cấu hạ tầng đổi thay một cách không ngờ. Đặc biệt là những con đường rộng thênh thang dẫn vào Thủ đô yêu dấu.
Bạn tôi, lập nghiệp ở Sài Gòn, hơn 10 năm mới quay ra Hà Nội trầm trồ khen, Hà Nội phát triển nhanh quá, những cửa ngõ dẫn vào Thủ đô thực đã tiến xa hơn cả Sài Gòn. Tôi không trả lời, nhưng tin lời bạn nói là đúng.
Vì cách nay hơn một năm, tại buổi họp bàn về giao thông thành phố phương Nam này, các phương tiện thông tin thuật lại, một vị thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải cũng phải công nhận điều đó. Nói điều này không phải để so bì mà chỉ muốn chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của kết cấu hạ tầng TP Hà Nội trong những năm qua.
Nói một cách hình ảnh, cách nay hơn một thập kỷ, những cửa ngõ dẫn vào Thủ đô đều khá chật như những con phố cổ thì nay đã được mở rộng bằng hệ thống đường cao tốc nối Thủ đô với các vùng phụ cận và cả nước.
Phía Nam, trước đây là quốc lộ 1 A, cửa ngõ là huyện Thanh Trì đi xuống các huyện Thường Tín thì những năm qua được thay thế bằng tuyến cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ. Phía Đông là cao tốc Hà Nội- Hải Phòng; Hà Nội – Lạng Sơn và Hà Nội- Quảng Ninh; phía Bắc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai; phía Tây Nam các tuyến cao tốc Láng - Hòa Lạc, đại lộ Võ Nguyên Giáp, Võ Chí Công nối sân bay Nội Bài với cầu Nhật Tân để vào nội đô….
Những tuyến cao tốc, đại lộ này đã kết nối thời gian đi lại giữa Thủ đô với các vùng phụ cận… Trong lý thuyết kinh tế luôn chỉ rõ, muốn phát triển kinh tế, giao thông phải đi trước một bước.
Vì giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế. Nhận rõ tầm quan trọng của giao thông trong việc liên kết kinh tế vùng, nối Thủ đô với cả nước và một số quốc gia, nên Chính phủ, TP Hà Nội đã chọn yêu tiên phát triển mạng lưới giao thông nối Thủ đô với các vùng, địa phương phụ cận làm bước đột phá. Chính vì thế, ngoài ngân sách Nhà nước, vốn vay, TP Hà Nội đã phối hợp nhịp nhàng với Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan trong việc xã hội hóa nguồn lực đầu tư với những hình thức được pháp luật cho phép.
10 năm không phải là thời gian dài, song với những đổi thay của Thành phố nhìn dưới góc độ giao thông mà cụ thể là những con đường cửa ngõ Thủ đô hiện đại là minh chứng sống động về diện mạo mới của Thủ đô sau đúng một thập kỷ mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội.
L.Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28