Hà Nội phát triển khá toàn diện
Nhiều đổi thay theo hướng tích cực | |
Chất lượng sống của người lao động được nâng cao | |
Không thể thiếu vai trò của Hội đồng Nhân dân |
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch UB MTTQ TP; Vũ Đức Bảo, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy; Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu khai mạc hội thảo |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết: Báo cáo tổng kết 10 năm triển khai Nghị quyết số 15 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội đã được UBND TP tổ chức hội thảo xin ý kiến đóng góp ngày 2/5/2018. Tại hội thảo các ý kiến đều thống nhất ý kiến về bố cục báo cáo và đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế xã hội của TP trong năm 10 năm qua. Một số ý kiến cho rằng cần bổ sung, đánh giá việc hoàn thành các khu chức năng, các khu đô thị vệ tinh theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; làm rõ những thuận lợi cơ bản và khó khăn trước mắt khi triển khai thực hiện nghị quyết; bổ sung việc xây dựng bộ máy chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Trên cơ sở đó, Báo cáo được chỉnh sửa, bổ sung đánh giá các nội dung về mục tiêu và yêu cầu phát triển không gian của Hà Nội. Ngoài ra, bổ sung một số nhiệm vụ trong thời gian tới về thúc đẩy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, đào tạo lao động chất lượng cao, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục phát triển các khu đô thị mới theo tiêu chuẩn “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 để xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng CNTT là công cụ phục vụ cho điều hành quản lý các cơ quan TP và phục vụ nhân dân Thủ đô.
Chủ tịch mong muốn nhận được ý kiến đóng góp, đánh giá thẳng thắn, khách quan toàn diện của các chuyên gia về công tác điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo TP về việc thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội, gắn với việc thực hiện Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020. Qua đó, TP sẽ tiếp thu và tập hợp báo cáo Chính phủ, Quốc hội, Bộ Chính trị để xem xét, định hướng trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô trong thời gian tới.
Trình bày báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Doãn Toản cho biết, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12, không gian sản xuất kinh doanh mở rộng, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, đạt trung bình 7,41%/năm (cách tính cũ là 9,51%), nhiều chỉ tiêu tăng gấp từ 2 đến 3 lần (GRDP/người tăng 2,3 lần; thu nhập bình quân/người/năm của nông dân tăng 2,92 lần; thu ngân sách trên địa bàn tăng 2,93 lần...) tiếp tục khẳng định vị trí đầu tầu, là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế cả nước.
Toàn cảnh hội thảo |
An sinh xã hội được đảm bảo; 8.211 ngôi nhà cho người có công với cách mạng được hỗ trợ xây dựng và sửa chữa; tiếp tục triển khai hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 4.046 hộ nghèo. Ngay sau hợp nhất, TP đã quan tâm thực hiện cấp điện cho các địa bàn chưa được dùng điện lưới; sửa chữa, cải tạo 5.523 phòng học nhờ, học tạm, phòng học xuống cấp. Cơ sở vật chất giáo dục được đầu tư chuẩn hóa, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đến nay đạt 62%. Nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán, điều trị, nhiều kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và khu vực được đưa vào sử dụng. Ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, quản lý đô thị, dịch vụ hành chính công được đẩy mạnh.
Không gian đô thị phát triển theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tạo nên diện mạo mới sau 10 năm phát triển. Ngay khi hợp nhất, Thành phố đã tổ chức rà soát 642 đồ án, dự án trên địa bàn mở rộng, kiến nghị cho phép tiếp tục triển khai 329 đồ án, dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch Hà Nội mở rộng, đề xuất dừng, giãn và hoãn, chuyển đổi mục đích đầu tư các dự án không phù hợp quy hoạch...không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô sau 10 năm phát triển.
Hạ tầng nông thôn được chú trọng đầu tư, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đến nay đạt 76,17% - dẫn đầu cả nước. Bộ mặt đô thị, nông thôn đã có nhiều thay đổi, tạo diện mạo mới cho Thủ đô.
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Phó Chủ tịch Nguyễn Doãn Toản cho biết, về kinh tế, TP nhận diện đầy đủ cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; Khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, sinh thái, sạch, công nghệ cao. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ tại chỗ.
Phát triển đồng bộ hệ thống y tế đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Thủ đô, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn; hoàn thành kế hoạch giảm nghèo bền vững.
Về xây dựng, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, đẩy nhanh việc hoàn thiện xây dựng các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; khớp nối đồng bộ quy hoạch khu vực nông thôn và khu vực đô thị; đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, cải tạo hệ thống giao thông khu vực nội đô; hoàn thành các dự án tuyến đường vành đai, trục hướng tâm; đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị, các công trình ngầm gắn với phát triển vận tải hành khách công cộng.
TP tiếp tục phát triển các khu đô thị mới, triển khai xây dựng theo thứ tự ưu tiên 5 đô thị vệ tinh. Xử lý tốt hơn những vấn đề về nhà ở đô thị, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự và an toàn giao thông, trật tự công cộng, xử lý chất thải và bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị... Xây dựng chính quyền đô thị, ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để hoàn thiện hệ thống quản lý và cơ sở hạ tầng quy hoạch đô thị, từng bước xây dựng Thủ đô trở thành Thành phố thông minh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31