Chiếc áo mới ở các huyện ngoại thành
Những nút bấm mang tầm nhìn chiến lược | |
Hà Nội phát triển vượt bậc sau 10 năm mở rộng | |
Diện mạo Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực |
Khi đó, chúng tôi nhớ nhất rất nhiều ý kiến từ cán bộ, đảng viên, người dân đều có chung băn khoăn: Liệu khi mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội đời sống người dân có được cải thiện không? Đặc biệt, đa số ý kiến người dân “sợ nhất” việc phải chịu mặt bằng các loại phí, dịch vụ như của Hà Nội trong khi thu nhập thì không cao? Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều ý kiến hồ hởi. Vì họ cho rằng mở rộng địa giới hành chính chắc chắn phương thức quản lý, vận hành bộ máy sẽ chuyên nghiệp hơn, người dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.
Phát triển gắn với bảo tồn tự nhiên là những vấn đề đặt ra đối với các huyện ngoại thành |
Mới đó đã được 10 năm và những băn khoăn của người dân đã không còn. Thay vào đó là sức sống mới nói đúng hơn “chiếc áo mới” đã được khoác lên khắp con đường, ngõ xóm của các huyện ngoại thành. Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) đã được nâng cấp, đầu tư mới rất nhiều. Mỗi năm thành phố cho hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư cho các huyện ngoại thành phát triển kết cấu hạ tầng.
Có lần, trò chuyện với phóng viên, một vị lãnh đạo huyện ngoại thành Hà Nội chỉ tay ra cung đường mới mở rất khang trang nói: “Nói thật nếu không có việc Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội thì huyện chúng tôi không bao giờ được đầu tư một lượng tiền như thế để phát triển hệ thống điện, đường, trường trạm gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp”.
Còn một bác hưu trí, là quân nhân về hưu ở huyện Mỹ Đức hồ hởi cho hay: Anh thấy đấy, nào đường nhựa, đường bê tông chạy từ nhà ra đồng; điện, trường học được đầu tư cơ bản. Nhân dân phấn khởi lắm. Thu nhập tăng, nhờ gia tăng cây trồng vật nuôi phục vụ cho bà con trong nội đô.
Còn tại Hội nghị lần thứ tư, BCH Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVI, Bí thư Huyện ủy huyện Mỹ Đức- Bạch Liên Hương cho biết: Sau 10 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, Mỹ Đức có sự đổi thay rất rõ rệt. Trong đó, cái được lớn nhất là sự tư duy, cách làm của các cơ quan, ban, ngành của huyện bài bản, khoa học hơn rất nhiều. Thu nhập đầu người năm 2008 là 5,6 triệu/ người/năm nay lên 36 triệu/người/năm.
Hộ nghèo từ 16% đến nay chỉ còn 6%. Còn ông Hoàng Mạnh Phú, Bí thư huyện ủy Phúc Thọ thông báo: Đến nay tỷ lệ người sử dụng nước sạch của huyện đã đạt 62%; xử lý rác thải rắn trong sinh hoạt trên 90%; đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2008 thu nhập đầu người đạt 6,8 triệu/năm, năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người/năm.
Còn ông Nguyễn Doãn Hoàn, Thạch Thất tiếp nhận thêm 3 xã ở Lương Sơn, với điều kiện ban đầu rất khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của toàn huyện đã phấn đấu đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, kinh tế trung bình tăng 12,2%/năm. Hạ tầng được đầu tư, trong đó đáng chú ý là hệ thống điện, đường, trường trạm được đầu tư hoàn thiện. Người dân đã được sử dụng nước sạch từ nhà máy nước sạch Sông Đà. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Thạch Thất từ 9% và hơn 20% của ba xã miền núi nay chỉ còn khoảng 1%...
10 năm mở rộng địa giới hành chính, có thể khẳng định bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân đã được thay da đổi thịt. Ngoài phát triển kết cấu hạ tầng, giáo dục, văn hóa trong cơ cấu kinh tế cũng đã thay đổi rõ nét theo 3 hướng chính: Thủ công, dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó, nông nghiệp đang thay đổi theo hướng tạo ra các cách đồng lớn bằng việc dồn điền đổi thửa để áp dụng dụng tiến bộ khoa học vào canh tác tạo năng suất cao, giá trị kinh tế lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện tại các huyện ngoại thành đang tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất là khâu quy hoạch. Đó là cùng với quá trình đô thị hóa, phát triển các đô thị và xây dựng tại các làng quê đang khá manh mún. Vấn đề đặt ra, phải quy hoạch ra sao để có các cánh đồng lớn phục vụ nông nghiệp riêng; khu cư dân sinh sống phải bảo tồn các giá trị xưa mà vẫn văm minh, hiện đại…; Thứ hai vấn đề môi trường. Vì từ làng lên phố, nên vấn đề nước thải, chất thải, rác thải đang ngày càng trở thành câu chuyện thời sự tại một số làng quê ven đô…
Phát huy những kết quả đã đạt được sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, khắc phục những hạn chế, bất cập chắc chắn thời gian tới bộ mặt nông thôn và đời sống người dân các huyện ngoại thành sẽ còn thay đổi theo hướng chất lượng sống tốt hơn, môi trường cải thiện, kiến trúc làng quê quy củ mà không đánh mất những nét truyền thống.
L. Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59