Hến: "Con dao hai lưỡi' không phải ai cũng biết
Chữa táo bón kéo dài | |
Quả sung - Chống viêm, giảm đau | |
Ăn hoa quả nào không lo mất nước vào mùa hè? |
Lợi ích sức khỏe từ hến
Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể: Phụ nữ có thai, người trong độ tuổi lao động nên ăn hến để bồi bổ cơ thể vì trong hến có rất nhiều protein, mỡ, đường, muối vô cơ, vitamin A, vitamin B2, i-ốt…
Ảnh: sputniknews |
Tăng cường sinh lý cho nam giới: Các nhà khoa học cho biết, hoạt động của cơ quan sinh dục bị giảm là do trong cơ thể thiếu kẽm, khi đó không nên uống thuốc mà chỉ nên dùng thực phẩm để bổ sung lượng kẽm bị thiếu hụt. Trong hến chứa rất nhiều kẽm, do vậy ăn hến thường xuyên sẽ giúp đời sống tình dục của bạn được cải thiện đáng kể.
Tốt cho người bị đái tháo đường: Hến có tác dụng thanh nhiệt, no lâu, ít chất bột, là lựa chọn hàng đầu cho những người mắc bệnh đái đường.
Lợi tiểu: Thịt hến vị ngọt mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng dưỡng âm, lợi tiểu, hoạt tràng, thông khí, thanh nhiệt và giải độc.
Tốt cho người bị bướu cổ: Hến có hàm lượng i-ốt cao, nên những người có bệnh bướu cổ do suy tuyến giáp rất nên dùng. Tuy nhiên, do thịt hến non mềm, lượng i ốt lại dễ bị phân hủy nên cần nhớ không được luộc lâu.
Hỗ trợ người thiếu máu: Hến là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 và sắt, rất tốt cho những người bị thiếu máu.
Tốt cho người bị tim mạch: Hến ít chất béo, ít cholesterol và nhiều axit béo Omega-3 nên đây cũng là món ăn rất tốt cho những người có bệnh tim mạch.
Tác hại có thể gặp khi ăn hến
Gây dị ứng: Hến có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein trong các loại thủy sản. Vậy nên, những người có cơ thể mẫn cảm nên cân nhắc kĩ trước khi thưởng thức loại thực phẩm này.
Gây ngộ độc: Hến không tự nó tiết ra độc tố nhưng các loại thức ăn của hến, trong đó có một số loại tảo, có chứa chất độc. Các loại chất độc này không thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nên ngay cả khi đã nấu kĩ, chúng ta vẫn có nguy cơ bị trúng độc. Cách duy nhất để tránh bị ngộ độc là vệ sinh thật kĩ càng khi sơ chế chuẩn bị cho chế biến. Chúng ta nên ngâm hến một thời gian để hến nhả bớt chất thải ra ngoài, sau đó rửa sạch sẽ.
Nhiễm virus, vi khuẩn: Đôi khi, trong hến có chứa adonovirus, loại virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người. Adenovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.
Nguy cơ nhiễm độc kim loại: Theo một nghiên cứu cho biết hến cũng có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì, khi con người ăn phải những con hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.
Theo D.Nhung/ laodong.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00