Hào khí tháng Mười
Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh để xây dựng Thủ đô giàu mạnh | |
Vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh | |
Yêu Hà Nội từ những việc làm nhỏ |
“Cả đoàn người lên đóng trên rừng sâu/Đêm nay mơ thấy trở về Hà Nội/Bao giờ trở lại?...Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa/Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng/Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng/Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm/Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm/Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa/…Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội/Trở về, trở về, chiếm lại quê hương”!
Bài Thơ Ngày Về, Chính Hữu viết năm 1947 khi những chàng trai Hà Nội hào hoa rời Thủ đô đi kháng chiến là vậy, để rồi sau chín năm, cũng những chàng trai ấy “Trùng Trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về”, tiếp quản Thủ đô. Ngày 10/10/1954, Hà Nội chính thức được giải phóng, những đoàn quân viễn chinh Pháp cuối cùng đã rút khỏi thành phố thân yêu.
Hà Nội được giải phóng, Thành phố và đất nước không còn bóng quân thù, song trước đó (20/7/1954) tại hội nghị quốc tế đặc biệt quan trọng diễn ra ở Thủ đô Gie-ne-vơ (Thụy Sĩ) về Đông Dương, các bên tham gia đàm phán đã đi đến thống nhất tạm thời chia cắt hai miền Bắc – Nam bằng việc lấy vĩ tuyến 17 phân chia để chờ tổng tuyển cử tự do.
Kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) trong những ngày tháng mười thu Hà Nội lịch sử, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, người lao động, giới doanh nhân phát huy hào khí tháng Mười “Trùng trùng quân đi như sóng” quyết tâm bảo vệ và xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh xứng tầm khu vực… |
Cam kết của hiệp định là vậy, song Chính phủ Hoa Kỳ đã bội tín dựng lên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (sau này trực tiếp đưa quân vào tham chiến). Vậy là một thời kỳ mới lại mở ra với Hà Nội.
Những năm cuối và đầu của thập niên 50 – 60 của thế kỷ trước, nhiệm vụ đặt ra đối với Hà Nội là phải tập trung cao độ phát triển kinh tế để làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong việc chống lại sự can thiệp của đế quốc Mỹ tiến tới mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thời kỳ này, trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng loạt nhà máy, xí nghiệp ra đời. Hà Nội trở thành thành trì kinh tế của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm động lực xây dựng đất nước và tạo ra của cải cho cuộc kháng chiến thống nhất nước nhà.
Chính sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Hà Nội có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc chiến của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, dẫn đến việc năm 1972 chính quyền Mỹ đã quyết định sử dụng oanh tạc cơ B52, loại máy bay được ví pháo đài bay bất khả xâm phạm mạnh nhất của không lực Hoa Kỳ lúc bấy giờ mà chưa quốc gia nào hạ gục để oanh kích các mục tiêu kinh tế của Hà Nội.
Nhưng với tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ, của Trung ương Đảng, Đảng bộ, quân và dân Thủ đô đã anh dũng làm nên trận “Điên Biên Phủ trên không”, hạ gục niềm tự hào của không quân Mỹ, khiến Chính phủ Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pa- ri (Pháp) ký hiệp định rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Đây chính là bước ngoặt quan trọng để toàn quân, toàn dân tiến hành cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 và ngày 30/4 thì non sông hoàn toàn thống nhất.
Cảnh tái hiện đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô (ảnh DS) |
Non sông thu về một mối, ngày 24/6/1976 tại Kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa VI đã thông qua Nghị quyết công nhận Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hơn 4 thập kỷ qua, đặc biệt là 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, với tư cách “Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên phải đi trước về trước trong các phong trào”, bằng việc phát huy sáng tạo các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới tư duy lẫn hành động nên đã đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội.
Ví dụ điển hình nhất, từ Thủ đô trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa của đất nước đến nay Hà Nội vươn lên là một trong hai đầu tầu kinh tế của quốc gia. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố chiếm hơn nửa thu ngân sách nước nhà.
Còn một số lĩnh vực như kết cấu hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế Hà Nội đã vươn lên dẫn đầu cả nước. Đi liền đó, để phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, Hà Nội cũng là địa phương dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính, số hóa, thành phố thông minh….
Có thể nói để có được những thành tựu kinh tế - xã hội như hiện tại, bên cạnh sự đóng góp của đội ngũ công nhân viên chức, người lao động còn có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ doanh nhân. Doanh nghiệp không chỉ tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đóng thuế cho nhà nước mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, doanh nghiệp, doanh nhân chính là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế. Nhận biết được tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân, trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã có những chủ trương, chính sách lớn để tạo “đất lành” cho doanh nhân đến hợp tác làm ăn. Từ chỗ xem doanh nghiệp là chủ thể quản lý, những năm gần đây, Hà Nội luôn coi doanh nghiệp là khách thể quản lý, là bạn đồng hành của Thành phố.
Phát huy hào khí tháng Mười, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nhân quyết tâm xây dựng Hà Nội đẹp- giàu, xứng tấm khu vực (ảnh P.H) |
Phát huy tinh thần dân tộc quật cường, phát huy tinh thần, ý chí kinh doanh thấm đẫm tinh thần Việt của nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi, những thập kỷ qua cộng đồng doanh nhân Thủ đô không ngừng lớn về số lượng mạnh về chất lượng. Không tính đến các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn của Nhà nước đóng trên địa bàn, thì hầu hết những tập đoàn kinh tế ngoài Nhà nước lớn đều chọn Hà Nội để “đóng đô”.
Hiện toàn Thành phố có hàng chục nghìn doanh nghiệp lớn, nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động, tạo ra hàng trăm nghìn chỗ làm cho người lao động và đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Cơ chế, chính sách thông thoáng, “đất lành, chim đậu” như một quy luật tự nhiên, nhiều doanh nghiệp chọn Hà Nội là nơi sản xuất- kinh doanh, đồng nghĩa với hàng trăm nghìn lao động được tạo ra.
Để đồng hành cùng doanh nghiệp, bảo vệ đến cùng quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, những năm qua, các cấp công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác của mình để kết nối doanh nghiệp, đơn vị, người lao động vì mục tiêu chung, qua đó góp phần quan trọng đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế của Thành phố.
Kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) trong những ngày tháng mười thu Hà Nội lịch sử, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, người lao động, giới doanh nhân phát huy hào khí tháng Mười “Trùng trùng quân đi như sóng” quyết tâm bảo vệ và xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh xứng tầm khu vực…
L.Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32