Hàng ngàn bệnh nhân chờ... máu
Huy động cả nhà hiến máu
Chiều 18/1, tại khoa cấp cứu Bệnh viện E lượng bệnh nhân đến viện đông hơn thường lệ. Chúng tôi chú ý đến một ca tai nạn giao thông nặng chuyển từ Hà Nam lên. Anh Trường, người nhà nạn nhân kể, mẹ anh bị 3 thanh niên đi xe máy đâm phải khi bà đang trên đường đi làm về. Cả hai chân bà bị xe cán lên, gãy vụn. Tại bệnh viện tuyến tỉnh bác sĩ không thể dùng nẹp thông thường mà phải dùng những mảnh gỗ để ép từ bụng đến chân bệnh nhân.
“Lên đến Bệnh viện E bác sĩ đã đưa mẹ tôi vào phòng mổ ngay và dự báo sẽ cần lượng máu khá lớn để truyền. Tuy nhiên lượng máu dự trữ tại viện không nhiều nên người nhà được thông báo chuẩn bị cho máu. Tôi đã gọi điện về quê huy động họ hàng lên để tiếp máu cho mẹ tôi” – giọng anh Trường run run.
Qua khảo sát, tình trạng khan hiếm máu đang ở mức đỉnh điểm, không chỉ riêng tại Hà Nội mà còn xảy ra ở nhiều trung tâm truyền máu khác như: Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Điện Biên... Ngay tại “ngân hàng máu” là Viện Huyết học & Truyền máu TW thì tình trạng này cũng xảy ra tương tự. Tại khoa Thalassemia - tan máu bẩm sinh của Viện, ngày cuối tuần nhưng vẫn có hàng chục bệnh nhân chờ được truyền máu. Ngồi đợi đến lượt mình, chị Nguyễn Thị L (Thạch Thất, Hà Nội) không giấu nổi âu lo kể, chị mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ cách đây 3 năm. Chừng ấy thời gian chị sống được là nhờ những lần truyền máu. Đều đặn, mỗi tháng chị phải lên viện 2 lần để duy trì sự sống. Tuy nhiên, chưa lần nào, vất vả như lần này. Chị đã “ăn trực nằm chờ” 8 ngày ở viện nhưng vẫn chưa được truyền máu vì tình trạng khan hiếm máu. “ Mọi lần, tôi được bác sĩ truyền máu luôn nên người đỡ mệt mỏi, không bị sốt. Nhưng gần đây tôi chỉ được truyền đường để kéo dài thời gian chờ có người hiến máu. Hy vọng hôm nay sẽ đến lượt tôi” – chị L. buồn bã.
Cạn kiệt nguồn máu dự trữ?
GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu trung ương cho biết: Chúng tôi đặc biệt lo ngại tình trạng mất cân đối lượng máu dự trữ ở các nhóm do hai nhóm máu A và O giảm mạnh. Thông thường nhóm máu A phải đạt 20% trong tổng lượng máu lưu trữ và phân phối, nhưng tại Viện có những ngày nhóm máu này chỉ ở mức 5 – 7%, có ngày dưới 4%. Tình trạng khan hiếm nhóm A và O đang ở mức đỉnh điểm. |
Ths. Phạm Tuấn Dương, Phó viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu cho biết, những ngày cuối năm 2014, nhóm máu A, O thiếu trầm trọng nhưng sau Tết dương lịch đến nay tất cả các nhóm máu đều rơi vào tình trạng thiếu. Vị viện phó này tỏ ra lo ngại rằng nếu tình trạng khan hiếm máu tiếp tục diễn ra thì những tuần tới sẽ không cung cấp đủ máu cứu chữa cho bệnh nhân ở các bệnh viện.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng khan hiếm máu, đặc biệt là nhóm máu O, lãnh đạo Viện cho rằng, đây là nhóm máu phổ thông nhất chiếm khoảng 45 - 46% dân số. Chính vì vậy, tỷ lệ người đau ốm trong cộng đồng có nhóm máu O thường cao hơn. Ngoài ra, nhóm máu O là nhóm có thể truyền thay thế được cho các nhóm máu khác. Do đó, trong quá trình sử dụng, đặc biệt đối với các trường hợp cấp cứu, khó tìm nhóm máu phù hợp thì các cơ sở điều trị sẽ chỉ định truyền nhóm máu O thay thế. Đó là hai lý do cơ bản dẫn tới tình trạng thiếu nhóm máu này. Trong khi đó, theo Ths Ngô Mạnh Quân – trưởng khoa Vận động và tổ chức hiến máu thì lượng máu dự trữ chỉ bảo quản được tối đa hơn 40 ngày, không dùng sẽ hỏng. Vì thế, việc vận động hiến máu sẽ phải thường xuyên và liên tục.
Theo tổng hợp từ các bệnh viện gửi về Viện Huyết học - Truyền máu TW, nhu cầu về lượng máu A và O dành cho điều trị từ nay tới Tết nguyên đán là 5.000 đơn vị máu nhóm A và 8.000 đơn vị máu nhóm O. Trung bình mỗi ngày cần 80-100 đơn vị máu nhóm A và 120-150 đơn vị nhóm O. Trong khi đó, theo báo cáo số lượng máu tiếp nhận tại các điểm hiến máu lưu động chỉ 30-50 đơn vị/ngày.
Giải pháp hiện nay được Viện Huyết học & Truyền máu đề ra là, các bệnh viện nên hạn chế việc sử dụng lượng máu dự trữ vào các trường hợp cấp cứu thông thường, mà chỉ dùng trong trường hợp nghiêm trọng cần máu cấp cứu. Đồng thời, vận động các cơ quan đoàn thể tổ chức hiến máu. Trong hoàn cảnh này, hơn lúc nào hết Viện Huyết học và Truyền máu TW kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, hãy cho đi giọt máu của mình để cứu sống một người.
Phương An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00