Hai bệnh nhi ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc
Nhiều trẻ ngộ độc chì nặng phải cấp cứu do dùng thuốc cam | |
Liên tiếp các trường hợp trẻ nguy kịch vì ngộ độc chì trong thuốc cam |
Tuy hiện nay hai cháu bé đã qua giai đoạn nguy kịch và không còn ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng những tác động lâu dài đến trí tuệ và sức khỏe của các cháu thì chưa thể xác định được.
Bệnh nhi Bùi Anh D., 6 tháng tuổi, ở Thái Thụy, Thái Bình, được chuyển đến khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai ngày 21/6 trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, suy hô hấp phải thở máy, kèm theo triệu chứng co giật, có tổn thương não.
Lấy máu làm xét nghiệm cho trẻ nhiễm độc chì. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN) |
Theo lời người nhà, trẻ có tiền sử bị viêm da cơ địa, từ lúc 1 tháng tuổi đã được khám và điều trị theo đơn của bác sỹ tư nhân. Mặc dù được dùng cả thuốc bôi và uống theo đơn nhưng bệnh cứ tái đi tái lại nên gia đình đã chuyển sang dùng thuốc đông y, dạng thuốc cam đã 24 ngày.
Cách 2 ngày trước khi vào viện, trẻ nôn nhiều, da xanh, co giật toàn thân, mỗi cơn kéo dài khoảng 5 phút, 5-6 cơn trong 2 ngày.
Qua khai thác bệnh sử và các biểu hiện lâm sàng, các bác sỹ của Khoa Nhi-Bệnh viện Bạch Mai đã nghĩ đến bệnh nhi bị ngộ độc chì cấp do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị tích cực như thở máy, dùng kháng sinh liều cao…, bệnh nhi được lấy mẫu máu gửi đi định lượng nồng độ chì.
Kết quả, nồng độ chì trong máu lên đến 105 microgam/100 ml (cao gấp nhiều lần mức cho phép). Ngay lập tức, Khoa Nhi đã hội chẩn cùng Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai để có phác đồ thải độc chì cho bệnh nhi.
Bác sỹ Kim Anh - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau hơn 2 tuần điều trị, bệnh nhi đã có những tiến triển rõ ràng, rút được máy thở sau 2 ngày, tình trạng viêm da cơ địa đã ổn định, xét nghiệm máu cho thấy nồng độ chì đã giảm. Tuy không còn nguy hiểm đến tính mạng song những di chứng mà ngộ độc chì để lại, hiện tại chưa thể xác định được do bệnh nhi còn quá nhỏ và việc thải độc chì sẽ vẫn phải tiếp tục sau khi bệnh nhi được xuất viện.
Một trường hợp khác cũng bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc đang được điều trị tại Khoa Nhi là cháu Đỗ Thị Thu H., 7 tháng tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội.
Cách đây 2 tháng, trẻ có dùng thuốc cam mua ở hiệu thuốc để điều trị nang tuyến lệ. Khi trẻ xuất hiện loét miệng, gia đình đã mua một loại thuốc cam khác có dạng bột màu đỏ và dạng viên màu nâu của bà lang ở chợ (không có nhãn mác) về cho con uống nhưng sau đó trẻ xuất hiện nôn nhiều, đi phân đen.
Theo bác sỹ Nguyễn Hữu Hiếu - bác sỹ trực tiếp điều trị cho cháu H., hiện tại bệnh nhi bị tổn thương đường tiêu hóa, phổi và gan. Bệnh nhi được hội chẩn cùng các chuyên gia chống độc của Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai để có phác đồ thải độc chì tốt nhất.
Theo các chuyên gia, chì là một chất cực độc, nhất là trong trường hợp ngộ độc cấp tính. Chì khó thải loại, khi vào cơ thể nó theo máu đến các cơ quan như gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, cơ, tiêu hóa…, gây các triệu chứng đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, liệt chi, liệt thần kinh mắt, mất tiếng nói.
Để tự thải trừ chì ra khỏi cơ thể đôi khi phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn, khi đó hậu quả sẽ rất nặng nề do không kiểm soát được.
Bác sỹ Nguyễn Thành Nam - Phụ trách Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, để tránh nhiễm độc chì cho trẻ, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam mua của những ông lang, bà mối bán ở chợ, không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh.
Nếu có biểu hiện bất thường, nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Theo PV/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38