Nhiều trẻ ngộ độc chì nặng phải cấp cứu do dùng thuốc cam
Liên tiếp các trường hợp trẻ nguy kịch vì ngộ độc chì trong thuốc cam | |
Thảm họa từ ngộ độc chì |
Những viên thuốc cam được người dân sử dụng cho trẻ nhỏ. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp) |
Đáng lưu ý, trong đó có rất nhiều ca bị ngộ độc chì nặng khiến trẻ bị co giật, trong tình trạng li bì, các bác sỹ đã phải tiến hành mổ đặt ống dẫn lưu nhằm giảm áp lực nội sọ. Thuốc cam không phải là “thần dược”
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ em ngộ độc chì từ thuốc cam do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, qua thăm khám và kiểm tra, các bác sỹ cho biết, bé Nguyễn Văn Hòa (7 tháng tuổi, Ninh Bình) là một trường hợp bị ngộ độc chì nặng. Người nhà của bệnh nhân cho hay, ngày 11/6, bé xuất hiện các dấu hiệu cảm cúm và ho.
Sau khi thăm khám, bác sỹ tại một bệnh viện tư đã kê đơn cho cháu uống thuốc tại nhà. Do lo ngại thuốc tây có thể khiến con nôn trớ, gia đình tự ý mua thuốc cam cho con uống. Ngày 18/6, sau 7 ngày dùng thuốc cam, trẻ xuất hiện nôn nhiều và co giật. Gia đình vội đưa con vào Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình.
Tại bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình, các bác sỹ đã tiến hành siêu âm thóp và chẩn đoán bé bị giãn não thất. Sáng 19/6, bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị. Tiếp nhận bệnh nhân trong trạng thái co giật, li bì, các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến thăm khám, xét nghiệm và hành mổ đặt ống dẫn lưu nhằm giảm áp lực nội sọ. Các bác sỹ nghi ngờ cháu bé nhiễm độc chì và cho làm xét nghiệm định lượng chì trong máu.
Kết quả cho thấy bé Hòa bị nhiễm độc chì rất nặng. Hiện bé được điều trị tích cực bằng thở máy, kết hợp sử dụng thuốc thải chì tại khoa Hồi sức tích cực. Một trường hợp khác ngộ độc chì đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương là bé Nguyễn Duy Lâm (4 tháng tuổi, Hà Nội) nhập viện ngày 16/6 trong tình trạng xuất hiện nôn, đau bụng kèm theo ho…
Theo lời kể của gia đình, trước đó 5 ngày bé bị nấm miệng, người nhà đã tự ý mua thuốc cam ở chợ về rồi pha loãng để đánh tưa lưỡi cho con hàng ngày. Bốn ngày sau, bé ho, đau bụng kèm theo nôn liên tục. Gia đình vội đưa con vào Bệnh viện Nhi Trung ương để cấp cứu. Kết quả xét ngiệm máu cho thấy cháu bé cũng bị ngộ độc chì nặng. Không nên tự ý mua thuốc cam Thạc sỹ Lê Ngọc Duy - Phó trưởng khoa Cấp cứu chống độc cho hay: “Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc, nhiều phụ huynh vẫn quá tin tưởng vào loại “thần dược” này.
Họ cho rằng thuốc này có thể giúp trẻ tăng cân, chữa lành một số bệnh thông thường. Một số cha mẹ dùng để vệ sinh lưỡi cho trẻ. Những sai lầm này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các bé.” Các bác sỹ cho biết, chì là một chất rất độc hại cho sức khỏe gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày-đường ruột, tim mạch và thận. Khi xâm nhập cơ thể, kim loại này tích lũy lâu trong nội tạng (đặc biệt là xương) và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sử dụng đồ chơi có sơn chì, đạn chì.
Các loại thuốc nam được dân gian gọi là thuốc cam, dùng để bôi, uống cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều trường hợp ngộ độc. Tuy nhiên, do phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc. Để đề phòng ngộ độc chì ở trẻ nhỏ, các bác sỹ khuyến cáo phụ huynh của trẻ không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc cam không có nguồn gốc để uống, bôi. Nếu dùng, người dân chỉ nên sử dụng các thuốc của nhà sản xuất và phân phối có nhãn mác ghi rõ địa chỉ, chứng nhận cho phép của các cơ quan chức năng.
Theo các bác sỹ của Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện rất đa dạng từ cấp tính-dễ nhận biết đến mạn tính- lâu dài, không điển hình. +Về thần kinh: Các biểu hiện cấp tính: tăng kích thích, co giật, ngủ lịm từng lúc, hôn mê, liệt. Các biểu hiện lâu dài, không điển hình: chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất các kỹ năng học được, học kém. +Về tiêu hóa: Trẻ nôn, đau bụng, chán ăn. +Về máu: Da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00