Hà Nội: Phấn đấu mục tiêu 90-90-95 trong phòng chống HIV/AIDS
Cụ thể mục tiêu 90 – 90 – 95 là: 90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV (ARV - thuốc điều trị dùng cho những người bị HIV, làm giảm sự phát triển của virus HIV và làm chậm giai đoạn HIV sang AIDS) và 95% số người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền…
Tập huấn truyền thông về chiến dịch K=K. |
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu được phát hiện nhiễm HIV, điều trị ARV sớm, đúng phác đồ và tuân thủ điều trị tốt, người nhiễm HIV vẫn có thể có cuộc sống tình dục lành mạnh mà không làm lây truyền HIV cho bạn tình.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính đến hết năm 2018, Hà Nội có hơn 21.000 người nhiễm HIV còn sống (chiếm 10% tổng số người nhiễm trên toàn quốc). Riêng trong năm 2018, Hà Nội phát hiện mới khoảng 1.290 trường hợp nhiễm HIV. Đáng chú ý, đường lây truyền HIV đang có sự thay đổi.
Nếu năm 2015, số người nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm hơn 30% trong số người nhiễm HIV mới được phát hiện thì năm 2018 con số này đã tăng lên hơn 60%. Xác định việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, từ tháng 5 đến tháng 9/2019, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đã khởi động triển khai chiến dịch K=K - “Không phát hiện = Không lây truyền”.
Thông điệp K=K có vai trò quan trọng, với các bằng chứng khoa học chứng minh rằng “nếu một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV, khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu (dưới 200 bản sao/ml máu) thì không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục”, qua đó giúp thay đổi cuộc sống của những người sống chung với HIV.
Thuốc ARV nâng cao chất lượng sống cho nhiều bệnh nhân HIV. |
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, lĩnh vực điều trị HIV/AIDS hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ to lớn. Thuốc kháng HIV (còn được gọi là ARV) đã được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
Các phác đồ điều trị ARV gồm 3 - 4 thuốc phối hợp, giúp ức chế virus HIV sinh sản, qua đó phục hồi hệ thống miễn dịch của cơ thể, tránh được các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
“Hầu hết mọi người sẽ đạt được tải lượng virus không phát hiện được trong vòng 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị ARV. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều người không biết điều này, hoặc vì tâm lý e ngại sự phán xét của cộng đồng nên giấu giếm, không đi xét nghiệm HIV cũng như bắt đầu điều trị ARV khá muộn” – TS Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, "Không phát hiện = Không lây truyền" đã được công nhận bởi hơn 700 tổ chức y tế và cộng đồng từ 95 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, K=K chỉ đạt được khi người có HIV duy trì uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định và định kỳ theo dõi tải lượng virus của mình. K=K chỉ áp dụng cho lây truyền qua đường tình dục, không áp dụng cho lây truyền qua đường máu và từ mẹ sang con.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05